Mụn trên mặt, trên người và bệnh nhói buốt trước tai, cổ, vai phải, tay chân dễ bầm tím

Cách chữa cháu trai 19 tuổi và cháu 12 tuổi mụn trên mặt, trên người. Mẹ 2 cháu bị bệnh nhói buốt trước tai, cổ, vai phải, tay chân dễ bầm tím
Hình minh họa
Hình minh họa

Câu hỏi:

Con chào thầy

1-Xin thầy giúp con chữa 2 đứa con, mặt các cháu bị lên mụn mấy năm rồi con cho uống thuốc và xức thuốc đủ thứ nhưng không cách nào hết được, cháu trai 19 tuổi mặt cháu nổi nhiều mụn lớn có mủ trên mặt, mụn xẹp rồi mụn khác lại lên, con đã cho uống thuốc trụ sinh nhưng không hết, người cũng nổi nhiều đầy cả lưng và trước ngực, nhưng không có mủ, đặc biệt ăn tôm mực thì nổi lên mụn ngay, uống nước trà thì ói ra ngay, giống như bị dị ứng với trà

2-Cháu thứ 2 thì 12 tuổi cũng giống anh nhưng không nổi mụn mủ, mụn đầu đến cũng đầy mặt, và cũng nổi đầy trên người, lưng, ngực, da mẩn ngứa sờ rất nhám da. Ai chỉ thuốc nào con cũng mua cho các cháu nhưng không bao giờ thấy hết, nhìn mặt các cháu thấy tội nghiệp, da mặt rỗ nát, dày đặc mụn như để cơm cháy.

3-Và cuối cùng là con, tai bên phải mấy tuần này cứ khoảng 2 phút lại nhói buốt ngay tại cục thịt phía ngoài trước tai, giữa cổ phía bên phải và phía bả vai phải cũng vậy, thỉnh thoảng lại nhói và rất buốt, chân tay rất dễ bầm tím, có những vết bầm 3 tháng cũng chưa tan máu bẩm, nhiều khi con cũng không biết tại sao bị bầm, có người nói đó là do binh tim có phải không thấy? nhờ thầy chẩn đoán và chữa cho con và các cháu, con xin đa tạ thầy.

Trả lời :

1-Mụn trên mặt có mủ, trong người cũng nổi mụn, ăn tôm, mực thì nổi mụn, uống trà bị ói.

A-Nguyên nhân :

Cháu 19 tuổi, đang ở tuổi phát triển, cơ thể gốc nhiệt, gan nóng, bao tử nhiệt do ăn nhiều thức ăn nhiệt, ăn nhiều chất dương như nếp, chất ngọt, cay, nóng như chè, nhãn xoài, sầu riêng, gia vị cay như gừng hành tiêu tỏi, và đồ biển, tôm cua…nên thường bị táo bón, trà cũng làm táo bón tăng nhiệt…

Những thức ăn trên nếu bị chậm tiêu hóa, giữ lâu trong bao tử, sẽ làm tăng nhiệt trong bao tử và nồng độ men gan, khi xuống ruột trở thành độc tố thấm vào máu, đưa lên mặt nổi mụn dương nhiệt là mụn có ngòi, có đầu mủ như mụn trứng cá, khi nặn ra ngửi có mùi thối như phân…

B-Cách chữa theo Tinh-Khí-Thần :

Tinh :

a-Kiêng ăn no, kiêng ăn những chất kể trên. Cần ăn thêm những loại rau cải xanh, cải cúc, mồng tơi, mướp đắng, canh kim châm, ăn cá, bớt ăn thịt.(Kim châm làm mát máu, để chữa chảy máu cam). Nấu canh phổi heo với 1/2 trái La Hán Quả mua ở tiệm thuốc bắc, công dụng làm mát phổi, bảo vệ da không nổi mụn..

b-Sau mỗi bữa ăn, uống hoa cúc, hoa kim ngân giải nhiệt độc. Nấu nước hoa cúc hay kim ngân, dùng cả nước và xác hoa để chà xát lên mặt như rửa mặt mỗi ngày và chà xát lưng ngực.

c-Tối đi ngủ uống Trà Phan Tả Diệp để xổ độc trong gan, mỗi tối uống 3 viên, hay dùng lá Phan Tả Diệp (giống lá me), xúc 1 thià lớn lá ngâm trong 1 ly nước sôi, hay nấu sôi, cho thuốc ngấn ra mầu vàng chanh, uống tối trước khi đi ngủ. Uống trong 1 tuần, làm hạ men gan, hạ nhiệt độc trong máu.

Khí :

a-Tập bài Kéo Éo Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần sau mỗi bữa ăn 30 phút, giúp thông khí toàn thân, người sẽ chảy mồ hôi nhiệt hay mồ hôi hàn, giúp bao tử hấp thụ chuyển hóa thức ăn nhanh để bao tử và gan không bị nhiệt độc do thức ăn gây ra, giúp đi cầu dễ, chất độv không theo đường ruột thấm vào máu ra da để gây ra mọc mụn độc. Mỗi ngày tập 5 lần.

b-Đi bơi lội để giải nhiệt toàn thân.

c-Tập toàn bài khí công trong lớp theo DVD hướng dẫn để làm mạnh chức năng phổi, tăng cường khí huyết, tăng cường hệ miễn nhiễm….

Thần :

Tập thở thiền ở Đan Điền Tinh làm hạ áp huyết, hạ nhiệt giúp cơ thể mát, an thần ngủ ngon.

2-Mụn đầy mặt, đầy người không có mủ, dầy như cơm cháy, mẩn ngứa.

A-Nguyên nhân :

Cháu 12 tuổi có mụn thuộc huyết hư nhiệt, cơ thể cháu âm dương đều hư, theo đông y, âm hư (huyết hư) thì nội nhiệt, dương hư (khí hư) thì ngoại hàn.

Cơ thể cháu thuộc hư hàn, bao tử lạnh, chậm tiêu, thức ăn không chuyển hóa, mặc dù có ăn giống như cháu lớn, nhưng không phát sinh ra nhiệt trong bao tử, nhưng chậm tiêu, thức ăn cũng biến thành độc tố xuống ruột thấm vào máu ra da gây thành mụn âm, không có ngòi, nhưng lở ngứa, chảy nước độc lây lan thành mảng.

B-Cách chữa theo Tinh-Khí-Thần :

Tinh :

a-Ăn canh phổi heo với gừng rượu. bổ ấm phổi để bảo vệ da. Không ăn thức ăn hàn lạnh.

b-Xông hơi lên mặt bằng nồi nước nấu với 3 bó Tía Tô và 2 lít nước, lấy ra 1 ly để uống, còn lại để xông lên mặt trục phong hàn, xông xong dùng nước xông để tắm trị phong ngứa nổi mề đay, lấy xác Tía Tô chà xát lên mụn, rửa mặt. Hoặc mỗi ngày xông rồi rửa mặt 1 lần.

Khí :

a-Tập bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần rồi tiếp theo tập bài Kéo Ép gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần sau mỗi bữa ăn 30 phút. Tập xong da mặt đỏ hồng, trán và mặt ra mồ hôi trục phong hàn, và làm lặn mụn, khí huyết bị ép ra được đến ngoài da, làm da mỏng, hồng. Tập càng nhiều lần càng tăng cường khí huyết tẩy được độc tố theo ra bằng đường mồ hôi.

b-Tập bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 200 lần rồi tiếp theo tập bài Cúi Ngửa 4 Nhịp 20 lần, làm tăng áo huyết, đưa máu lên nuôi não, lên đầu mặt giúp mặt đỏ hồng, mụn sẽ lặn dần

c-Tập 7 bài đầu của khí công hay tập toàn bài khí công trong lớp để tăng cường khí huyết.

Thần :

Tập thở thiền ở Đan Điền Thần làm tăng hồng cầu, ấm bao tử, giảm đau, an thần ngủ ngon.

3-Nhói buốt tay cổ, vai phải, chân tay bị bầm tím lâu tan.

A-Nguyên nhân :

Bệnh nhói buốt trước tai là dấu hiệu bệnh của chức năng thận trái thiếu khí. Cổ và vai trái đau là dấu hiệu bệnh của kinh Tam Tiêu và Tiểu Trường. Ba dấu hiệu này hợp lại là do chức năng Tâm-Thận bất giao, tâm hỏa không dẫn hỏa xuống Mệnh Môn để làm nhiệm vụ khí hóa thận âm ra dương theo tam tiêu để lưu thông khắp các kinh mạch toàn thân.

Dấu hiều bầm tím trên da do bệnh của tiểu cầu dưới 100.000, thường gặp ở những người bệnh do áp huyết thấp, cơ thể thiếu máu, loãng máu do uống nhiều aspirin, bệnh tiểu đường, bệnh suy tủy, xơ gan, bệnh bạch cầu cấp, đứt mô đàn hồi…Cần phải đi thử máu để tìm nguyên nhân chính xác.

Tuy nhiên, theo đông y khí công, nguyên nhân do chức năng khí hoá của thận dương suy mới có hai dấu hiệu bệnh kể trên, nên ưu tiên cần phải làm thông khí huyết, điều chỉnh chức năng thận dương.

B-Cách chữa theo Tinh-Khí-Thần :

Tinh :

a-Cần phải uống thuốc bổ thêm máu như sirop bổ máu Đương Quy Tửu để hấp thụ thức ăn chuyển hóa thành máu. Cần ăn những thức ăn tạo máu như thịt bò, củ dền đỏ, hải sâm, lẩu đồ biển…Kiêng găn những chất chua làm mất máu, mất hồng cầu, làm loãng máu, giảm tiểu cầu, khiến da bị bầm tím thêm. Uống thuốc mỗi ngày 2 lần trước mỗi bữa ăn 5 phút, môi lần 2 muỗng canh sirop với 1 ly nước nóng.

b-Ăn thận heo hấp tiêu : Mua 1 thận heo, bổ đôi, lóc gân mỡ, rửa sạch, bỏ 50 hột tiêu đen vào trong, đựng vào chén, bỏ vào nồi cơm hấp, khi cơm chín thì thận chín, lấy ra ăn chấm với muối, bớt lại 30 hột tiêu đem xấy khô cất đi để dành làm thuốc bổ thận dương. Tuần ăn 3 lần, Tuần sau không ăn thận nữa, mỗi tối uống 10 viên thuốc tiêu đã xấy khô.

c-Chữa bầm tím : Trong uống ngoài thoa : Ra tiệm thuốc bắc mua 1 lọ Bột Điền Thất sống, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần lấy 1 muỗng cà phê pha với 1 ly nước nóng, khuấy đều, uống như nước trà, làm tan máu ứ bầm.

Ra tiệm thuốc dân tộc, hay hàng bán thuốc nam tươi ở chợ, mua Ngải Chân Vịt tươi 60g, thường gọi là Bạch Bao Hao (Herba Artemisiae Lactiflorae), củ Hẹ tươi 30g, giã chung, tẩm với rượu, đắp vào những vết bầm tím.

Khí :

a-Thông thận khí bằng bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần, và làm thông khí huyết toàn thân bằng bài tập Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần, mỗi ngày tập 5 lần, sáng và tối, và sau 3 bữa ăn 30 phút. làm tăng hồng cầu, tăng oxy để duy trì công thức máu đỏ Fe2O3, nếu cơ thể thiếu oxy sẽ trở thành máu đen Fe2O2, thiếu thêm oxy nữa thì cơ thể dư chất sắt Fe2 trở thành thiếu máu, nên da ngả mầu xanh đen, không hồng hào.

b-Dùng kim thử tiểu đường châm vào những điểm đau trước tai, cổ, vai, nặn máu làm thông khí huyết nơi bị tắc, sẽ ra máu bầm đen, rồi tập bài Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần, cho thông khí huyết ở đầu cổ gáy vai tay, mỗi ngày tập 3 lần.

c-Có thể tập toàn bài tập thể dục khí công trong lớp để tăng cường sức khỏe phòng chống bệnh tật.

Thần :

Tập thở thiền ở Đan Điền Thần trước khi đi ngủ 30 phút, cuốn lưỡi ngậm miệng, nhắm mắt, thở bằng mũi tự nhiên, không cần chú ý đến hơi thở, người nữ đặt tay phải để ở mỏm xương ức, tay tay trái đặt chồng lên tay phải (người nam đặt tay ngược lại), nằm yên, theo dõi bằng tai nghe khí huyết trong bụng chuyển động và bụng phình lên xẹp xuống, theo dõi như vậy gọi là phương pháp quán tức (theo dõi hơi thở), sau đó tập đếm hơi thở thầm trong đầu, mỗi lần bụng xẹp xuống một lần thì đếm nhẩm là 1, rồi 2,3,… đến 10, rồi lại đếm trở lại 1 đến 10, và đếm chồng lên từng 10 lần một thành 20, 30, 40…phương pháp này gọi là sổ tức (đếm hơi thở) giúp cho sức tập trung cao, luyện trí nhớ, thư giãn thần kinh, giảm đau, an thần, ngủ ngon.


Thân

đoducngoc
 

Tài liệu đính kèm :

Bài viết:

Video:

Nguồn tin: Thầy Đỗ Đức Ngọc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây