BỆNH ĐAU NHỨC THẦN KINH GÂN CƠ (Fibromyalgie)

Bệnh Fibromyalgie đã được gìới y học tây phương nghiên cứu từ thế kỷ thứ 18 dưới nhiều tên gọi khác nhau như bệnh phong thấp cơ hay bệnh viêm xơ (sợi thần kinh) (rhumatisme musculaire ou fibrositis)

BỆNH ĐAU NHỨC THẦN KINH GÂN CƠ (Fibromyalgie)

Chữa theo nguyên nhân hay chữa theo hậu quả

A-Tìm nguyên nhân đặt tên bệnh và cách chữa theo tây y.

Bệnh Fibromyalgie đã được gìới y học tây phương nghiên cứu từ thế kỷ thứ 18 dưới nhiều tên gọi khác nhau như bệnh phong thấp cơ hay bệnh viêm xơ (sợi thần kinh) (rhumatisme musculaire ou fibrositis) thường gặp ở phụ nữ có bệnh tâm thần phân liệt, nó được coi là bệnh tâm thần lẫn trầm cảm ở thập niên 70-80.

Năm 1981, bác sĩ Muhammad B. Yunus là người đầu tiên thử nghiệm kiểm soát các triệu chứng của bệnh qua xét nghiệm máu.

Thuật ngữ đặt tên cho bệnh này là: Hội chứng đau nhức tự phát lan tỏa khắp cơ thể (diffuse idiopathic syndrome polyalgique=SPID) do giáo sư Kahn đề xướng, nhưng trong Kỳ Đại Hội Y Tế Thế Giới năm 1976 đã chọn thuật ngữ Anglo-Saxon Fibromyalgie để có thể mô tả các triệu chứng đúng hơn ( theo tiếng Latin và Hy Lạp, fibra là chất xơ, sợi thần kinh, myo là bắp thịt, algos là đau đớn)

Nguyên nhân gây ra bệnh này chưa được thống nhất, ủy ban chuyên khoa của Trường Đại Học chuyên Khoa Thấp Khớp Hoa Kỳ đưa ra một lý thuyết để xác định tiêu chuẩn bệnh dựa trên một rối loạn gây ra bởi xáo trộn hormon trong hệ thần kinh giao cảm trung ương, trong khi đó Tổ chức Y Tế Thế Giới năm 1992 công nhận nó là bệnh Thấp Khớp mà trước đó các bác sĩ coi là bệnh Tâm Thần (maladie psychiatrique) rất hiếm, chỉ xảy ra ở các bệnh nhân nữ giới.

Từ năm 1995 bệnh loại này càng thấy nhiều, đặc biệt vào năm 2000 có nhiều người trẻ dưới 30 tuổi, và trong nam giới cũng có người mắc phải. Trước kia bệnh fibromyalgie được phân loại bệnh theo tiêu chuẩn quốc tế (classification internationale des maladies =CIM). dưới mã số M.70.0 là loại bệnh thấp khớp không rõ ràng. Năm 2006 nhiều nghiên cứu so sánh kết qủa của MRI cho thấy hoạt động của não khác nhau giữa những người bị bệnh và người không bị bệnh, do đó, nguyên nhân của bệnh này được gọi là bệnh tâm thần hay bệnh thuộc tâm lý thần kinh cũng đã bị loại trừ, nên mã số của bệnh đổi lại là M 79.7

Trung bình từ 2-10% dân số toàn cầu của các nước công nghiệp bị bệnh này, riêng tại Canada được thống kê năm 2008 có khoảng 900.000 người mắc bệnh, ở Hoa Kỳ 2% dân mắc bệnh này, đa số là nữ giới, nam giới chiếm 0,5%.

B-Chẩn đoán

Từ năm 1990, trường đại học chuyên khoa thấp khớp Hoa Kỳ đã nghiên cứu tìm được 18 điểm đau đặc biệt của bệnh này. Tuy nhiên cũng rất khó chính xác nếu thiếu sót những thử nghiệm khác của phòng xét nghiệm y khoa, vì những điểm đau ấy cũng có mặt trong các bệnh khác như viêm khớp, loãng xương….vì thế trường đại học chuyên khoa thấp khớp Hoa Kỳ (ACR) đã xếp thành tiêu chuẩn định bệnh (tiêu chuẩn “ACR 1990”), căn cứ vào những dấu hiệu triệu chứng lâm sàng theo thống kê sau đây :

benhdaunhucthankinhganco img 0

18 ĐIỂM ĐAU

- Một quá trình cơn đau lan ra toàn thân trong thời gian hơn 3 tháng ảnh hưởng đến tứ chi

-Trong 18 điểm đau này các bác sĩ phải ấn đè vào một lực ( từ 39 Newtons), bệnh nhân sẽ cảm nhận được có bao nhiêu điểm đau trong 18 điểm đau, nếu có hơn 11 điểm đau mới xác định là có bệnh Fibromyalgie

- Các hình thức đau mãn tính có cảm giác ở chỗ đau như bầm máu, cháy phỏng, đứt, đè nặng…thường xuyên ở tứ chi và lưng. Dấu hiệu này kéo dài suốt cả ngày, cả tuần, cả tháng, cả năm

- Đau cơ bắp, đau xương khớp, đau nóng gan bàn chân, bàn tay, đau gân, mệt thể xác và tinh thần, tâm trạng trống rỗng, nhìn không đâu, mất kiên nhẫn, dễ nổi cáu khi bị va chạm, do căng thẳng, do tiếng động ồn ào, do ánh sáng, do sự hiện diện của người khác, do mùi hôi, mùi thức ăn…

- Bị trầm cảm, có ý nghĩ chán đời muốn tự tử, cơ thể thiếu chất bột (glucid, carbohydrates) nên hay ưa ăn bánh ngọt, bánh mì, khoai tây chiên…, mắt khô nóng như phỏng, rối loạn trí nhớ, rối loạn tiêu hóa (đánh rắm, tiêu chảy), khó ngủ, không tập trung, nặng hơn khi bị đói hay thiếu đường chân tay run yếu sức, cảm giác đau nhức toàn thân.

Những rối loạn trên thường kết hợp với bệnh thuộc tiêu hóa trường vị làm đau đầu

Những xét nghiệm y khoa thấy có sự bất thường của chất não tủy ở bệnh nhân, mức độ chất P, một chất dẫn truyền thần kinh có liên quan đến nhận thức của sự đau đớn, sự hiện diện của chất chuyển hóa để tạo ra chất giảm đau như monoamines, serotonine, noradrénaline, dopamine bị giảm trong khi đó nồng độ tập trung chất nội sinh như chất á phiện (endorphine, enképhaline) gần như cao hơn bình thường, như vậy yếu tố tăng trưởng thần kinh đã được chứng minh tạo ra chất tham gia vào các cấu trúc liên quan đến não tủy giữa não và cột sống tủy, và cả sự gia tăng acide amine trong chất lỏng não tủy chứng minh rằng có sự liên hệ mức độ chuyển hóa của glutamate và oxyde nitrique và những cảm giác đau. Xem hình ảnh của những phản ứng của chức năng não thấy giảm lưu lượng máu ở đồi não, ở những hạch dưới đáy não và giữa não.

Rất nhiều nghiên cứu thử nghiệm thấy rằng bệnh fibromyalgie càng gia tăng cái đau khi bị tăng áp lực, tăng nhiệt nóng qúa hay lạnh qúa hoặc nhạy cảm với điện hay hóa chất. Những thử nghiệm khác nhau trên hệ thống thần kinh điều chỉnh giảm cơn đau của hệ thần kinh ức chế cho thấy những phản ứng có thay đổi được lập đi lập lại và làm giảm đi hay mất đi phản ứng giảm đau dẫn từ sự gắng sức của thể lực, những bằng chứng này cho thấy sự xáo trộn của hệ thống thần kinh trung ương.

Như vậy hiện nay bệnh fribromyalgie vẫn chưa có hướng điều trị tận gốc, tạm thời chữa vào triệu chứng là những hậu qủa tất yếu của bệnh qua những thử nghiệm đang nghiên cứu để tìm nguyên nhân gây bệnh.

C - Tìm nguyên nhân và cách chữa theo đông y khí công.

1-Tìm nguyên nhân :

Tìm nguyên nhân bệnh trong cơ thể con người theo đông y không xét ra ngoài 2 yếu tố chính là khí và huyết, 3 yếu tố của tinh-khí-thần, và bát cương như âm-dương, hư-thực, hàn-nhiệt, biểu-lý.

Do đó tìm nguyên nhân bệnh fibromyalgie cũng không ngoại lệ, đông y gọi tên bệnh này là bệnh đau nhức thần kinh gân cơ, chia ra làm nhiều loại do nhiều nguyên nhân khác nhau như :

  • Loại thiếu khí gọi là khí hư

  • Loại thiếu huyết, gọi là huyết hư.

  • Loại vừa thiếu khí thiếu huyết, gọi là khí huyết đều hư.

  • Loại dư khí dư huyết, gọi là khí huyết đều thực

  • Hay loại khí huyết bị tắc không thông…

  • Hay loại khí huyết đều hàn, khí huyết đều nhiệt….

Nếu xét theo tứ chẩn của phương pháp đông y như vọng, văn, vấn, thiết thì tây y khó hiểu, không chấp nhận vì không có tiêu chuẩn chính xác, nên đông y khí công đã dùng những máy móc của tây y và dùng những kết qủa xét nghiệm y khoa của các bệnh nhân đưa cho xem, từ đó đông y lý luận theo biện chứng khí hóa ngũ hành tạng phủ để xếp thành những loại bệnh kể trên.

Xét yếu tố Biểu hay Lý, Hư hay Thực, Hàn hay Nhiệt theo đông y để phân loại bệnh :

Biểu là bệnh mới phát hay bệnh còn nhẹ, chưa làm tổn thương thực thể tạng phủ. Lý là bệnh nặng đã làm tổn thương tạng phủ. Đông y không căn cứ vào số điểm đau, vì đó là hậu qủa bề ngoài, không phải là nguyên nhân và không thể chỉ hỏi bệnh nhân thời gian bệnh đã bao lâu, mà căn cứ vào kết qủa xét nghiệm tây y như thử đường trong máu, calci trong máu, trong nước tiểu, áp huyết ở 2 tay, 2 chân, nhịp tim, tần số hơi thở, điểm đau ở huyệt Thần Tàng để tìm xem có bị cholesterol làm nghẽn ống tim mạch, và điểm đau ở huyệt Âm Giao (dưới rốn 1 thốn) nơi chuyển hóa nước, và dùng nhiệt kế đo nhiệt ở Bách Hội (đỉnh đầu) Chiên Trung (giữa ngực), Trung Quản (giữa bụng) Khí Hải ( dưới rốn 1.5 thốn), Mệnh Môn (sau lưng), Lao Cung (giữa lòng bàn tay) và Dũng Tuyền (giữa lòng bàn chân).

benhdaunhucthankinhganco img 1

benhdaunhucthankinhganco img 2

benhdaunhucthankinhganco img 3

benhdaunhucthankinhganco img 4

benhdaunhucthankinhganco img 5

benhdaunhucthankinhganco img 6

benhdaunhucthankinhganco img 7

benhdaunhucthankinhganco img 8

benhdaunhucthankinhganco img 9

Nếu kết qủa xét nghiệm cao, trên tiêu chuẩn của tây y, được xếp vào loại bệnh thực như đường cao, áp huyết cao, calci-huyết cao, mạch tim cao, ngược lại dưới tiêu chuẩn được xếp vào loại bệnh hư. Sự chênh lệch so với tiêu chuẩn ít, thuộc loại biểu dễ chữa hơn so với loại chênh lệch nhiều thuộc loại bệnh nặng hơn phải chữa lâu hơn.

Riêng về hàn nhiệt của cơ thể được đo trên huyệt bằng nhiệt kế, tây y chưa áp dụng nên chưa có kinh nghiệm, nhưng tiêu chuẩn theo kinh nghiệm của khí công, nếu thượng tiêu (trên ngực lên đầu) nhiệt độ cao hơn trung tiêu (giữa bụng) và hạ tiêu (từ dưới rốn đến 2 bàn chân) là bệnh nhân bị cao áp huyết, thí dụ ở Bách Hội 37.5c, Trung Qưản 34.5c là bệnh cao áp huyết thuộc thực chứng, nhưng Bách Hội 33.5c, Trung Quản 29.0c là bệnh cao áp huyết thuộc hư chứng, nếu Khí Hải 36.0c, Mệnh Môn 30.0c là thận dương không chuyển hóa, nếu Trung Quản 37.7c trung tiêu thực, nếu Lao Cung 36.0 Bách Hội 36.0c đau tay vai thực chứng, cả hai thấp hơn sẽ bị đau tay vai do hàn chứng, nếu thêm áp huyết thấp là đau tay vai do hư hàn. Nếu đo ở Dũng Tuyền cao hơn 37.0c là thận hư nhiệt, áp huyết và tiểu đường cao do âm hư hỏa vượng…..

Dùng máy đo oxymètre đo khí và huyết trên Bách Hôi (đỉnh đầu), trên Thần Đình (trong chân tóc giữa trán) Thính Cung (trước loa tai), phần khí Sp02 dưới 80 là não thiếu oxy, phần huyết dưới 60 không đủ huyết lên đầu, và nếu đo áp huyết thấp dưới 90/60mmHg mạch 95 là cơ thể thiếu lượng máu trầm trọng, nếu khoảng 105/65mmHg mạch 70 thiếu máu bẩm sinh ….

benhdaunhucthankinhganco img 10

benhdaunhucthankinhganco img 11

Quy kinh chẩn pháp nhờ những số liệu rõ ràng bằng kết qủa xét nghiệm và đo được, các bệnh đông y đều quy về chức năng khí hóa của tạng phủ để xếp loại theo chứng như chứng tâm âm hư, tâm âm thực, tâm khí hư, tâm khí thực, can khí hư, can khí thực, tâm tỳ thực, can âm thực, can âm hư, can tỳ bất hòa…. Và thầy thuốc đông y phải biết phân biệt dấu hiệu triệu chứng lâm sàng của mỗi chứng, và các dấu hiệu này tây y đã có đầy đủ, nhưng vì tây y cho những dấu hiệu này là nguyên nhân, nhiều chi tiết qúa không thể chữa đúng trên bình diện rộng lớn, nên mỗi đợt chữa lại xét nghiệm máu, kết qủa không như mong muốn, lại thay thuốc, lại thử máu….Còn ngược lại đông y chỉ xem như hậu qủa tất yếu, còn nguyên nhân là chức năng khí hóa (sinh hoá chuyển hóa) của tạng phủ tây y không biết đến. Và quan trọng nhất, sự bất bình thường của chức năng tạng phủ lại do cả 3 yếu tố tác động tạo ra nguyên nhân là do tinh-khí-thần không hòa hợp.

Trong giáo lý nhà Phật ngoài lý Nhân-Qủa là nguyên nhân xấu sẽ có hậu qủa xấu, nguyên nhân tốt sẽ có hậu qủa tốt, còn có một lý thuyết nữa đem áp dụng trong chữa bệnh gọi là thuyết Nhân-Duyên, có nghĩa là tuy nhân có xấu, nhưng chưa đủ duyên thì nhân không phát triển để tạo ra hậu qủa được. Thí dụ loại bệnh lây nhiễm như cúm gia cầm, hay bệnh lao phổi…nguyên nhân do virus và vi trùng lao. Nếu xét nghiệm máu của một người nào đó thấy có virus hay vi trùng lao, thì hậu qủa là người đó đã bị bệnh. Nhưng không thể nào trong một bệnh viện lao, trong không khí, môi trường bệnh viện, hay ở những đồ vật, nắm cửa, trên giường nằm, khăn trải gìường, bàn ghế không có chỗ nào không dính vurus vi trùng ?, tất nhiên phải có không tránh khỏi, nhưng phải đủ duyên, tay ai dính phải, mũi ai hít phải mới đưa nhân vào trong cơ thể tạo ra hậu qủa là bị cúm hay lao. Vậy chữa bệnh là phải ngăn ngừa không tạo duyên cho nhân phát triển là cách ngừa bệnh tốt nhất, phải ngăn cản không cho duyên tới như cần đeo găng tay, khẩu trang, áo khoác khi vào những nơi nhiễm trùng…giống như nhân của một hạt giống xấu sẽ phát triển ra cây xấu, nếu có đủ duyên là bón phân, tưới nước… muốn không cho cây xấu (là đã có nhân bệnh) không phát triển thì đừng tưới nước bón phân, ngược lại giống cây tốt là nhân, thiếu duyên là bón phân tưới nước, nhân cũng không phát triển được. Trong đông y, chính 3 yếu tố tinh-khí-thần là duyên tác hợp với nguyên nhân là chứng hư, chứng thực, chứng hàn, chứng nhiệt, chứng thấp hàn, chứng thấp nhiệt…đó là những chứng tạo ra bệnh, nhẹ thì không tổn thương thực thể, còn nặng đã vào sâu trong máu, gân, xương.là đã làm tổn thương thực thể thấy được qua xét nghiệm máu, chụp X-quang..… .

Đông y khí công cho rằng sở dĩ mọi bệnh xẩy ra đều do tinh sai, khí thiếu, thần suy. Cho nên khi xét đến nguyên nhân cần phải xét đế tinh-khí-thần. Tinh khí thần cũng có ngũ hành ảnh hưởng đến ngũ hành của tạng phủ.

Tinh nếu cho là thức ăn thuốc uống sẽ căn cứ vào mùi vị để định ngũ hành như mặn vào thân thuộc thủy, ngọt vào tỳ thuộc thổ, chua vào gan thuộc mộc, cay vào phế thuộc kim, đắng vào tim thuộc hỏa..

Khí cũng có ngũ hành, khí bên ngoài cơ thể như phong thuộc mộc, hàn thuộc thủy, thử thuộc hỏa, thấp thuộc thổ, táo thuộc kim…Khí trong cơ thể khi bị bệnh thì gan tạo ra phong, thận tạo ra hàn, tỳ tạo ra thấp, phổi tạo ra táo, tim tạo ra nhiệt.

Thần cũng có ngũ hành, khi có bệnh do vui qúa hại tim, lo quá hại tỳ, giận quá hại gan, buồn quá hại phổi, sợ quá hại thận, nên trong dân gian đã biết ứng dụng vào trong câu nói như vui qúa hóa dại (điên), lo qúa ăn mất ngon, giận bầm gan, giận hộc máu, buồn thối ruột, buồn chán thở dài, sợ vãi đái..

Cách chữa bệnh của đông y là lý luận ngũ hành sinh khắc ứng với tạng phủ bệnh để lập lại quân bình ngũ hành cho tạng phủ bằng nguyên tắc đối chứng trị liệu, và phương pháp chữa gốc con hư bổ mẹ, mẹ thực tả con. Nhưng căn cứ vào chứng hư thực để tìm đường kinh nào là mẹ, đường kinh nào là con và lại phải truy tìm nguyên nhân của ngũ hành, chứ không phải là nguyên nhân nhìn thấy được qua dấu hiệu bệnh.

Thí dụ tây y tìm ra bệnh thuộc tim mạch, nguyên nhân do áp huyết cao là bệnh thực chứng, nếu xáo trộn chức năng thì tim đập qúa nhanh hay quá chậm, đổ mồ hôi, mất ngủ…nếu tổn thương chức năng thì thấy hở van tim, hẹp van tim, tắc động mạch vành, dầy tâm thất tâm nhĩ, cholesterol đóng chung quanh vách thành mạch…..lúc đó tây y sẽ chữa vào ngọn là tim mạch, chứ không chữa vào nguyên nhân cái gì đã làm cho tim mạch bị bệnh để ngừa hậu qủa tái diễn.

Ngược lại đông y lại có hai cách chữa. Cách thứ nhất, bớt đi những duyên xấu đã làm nguyên nhân bên trong của tạng phủ bị bệnh, theo nguyên tắc con hư bổ mẹ mẹ thực tả con, không dính dáng gì đến nơi bệnh hay những triệu chứng bệnh, vì khi điều chỉnh khí huyết của kinh me hay kinh con phục hồi lại chức năng khí hóa bình thưòng của cả tổng thể ngũ hành thì những triệu chứng bệnh sẽ tự khỏi. Cách thứ hai, bổ sung duyên tốt để làm mạnh chức năng tạng phủ hoạt động trở lại bình thường, lúc đó các triệu chứng bệnh không còn duyên xấu tạo điều kiện cho bệnh nặng thêm mà ngược lại được duyên tốt hỗ trợ nên bệnh mau bình phục. .

Chúng ta hãy xét đến 3 yếu tố này trong cách chữa bệnh Đau Nhức Thần Kinh Gân Cơ (Fibromyalgie)

Nguyên nhân do TINH :

Tinh có từ thức ăn, thuốc uống hàng ngày để tạo ra khí huyết. Loại duyên xấu có hại cho khí huyết cần phải loại trừ, loại duyên tốt cho khí huyết cần phải bổ sung.

a-Nếu bệnh thuộc hư chứng :

Nếu bệnh đau nhức thần kinh gân cơ do áp huyết thấp, thiếu máu não hay thiếu máu cục bộ ở nơi đau do nghẽn tắc không thông sẽ làm đau nhức lan tỏa chạy từ chỗ này đến chỗ khác, cơ thể mất sức, chán nản, sợ sệt, hồi hộp, hơi thở yếu, tim đập nhanh, mất ngủ, người gầy ốm, suy nhược thần kinh, thân nhiệt không đủ, sợ lạnh.

Cách chữa cần phải loại bỏ duyên xấu là những chất chua như cam, chanh, bưởi, vit.C, dưa chua….Lý thuyết đông y nói gan sợ chua, gan chứa máu, chất chua sẽ phá máu, phá hủy hồng cầu. Chức năng của gan là phải cung cấp bơm máu đủ cho tim hoạt động, nhưng nhiều chất chua đã làm cho chức năng gan bị hư, về ngũ hành gan thuộc mộc sẽ nuôi tâm hỏa, nhưng vì gan hư làm tim không đủ số lượng máu để tuần hoàn khắp cơ thể da thịt gân cơ nên các sợi máu li ty gọi là thần kinh bị co rút mới bị đau.

Tây y thì thấy nguyên nhân đau do sợi thần kinh thuộc tâm thần, cho uống thuốc tâm thần, làm giảm sụ hưng phấn hay ức chế. Còn đông y cho tất cả các triệu chứng kể là hậu qủa của nguyên nhân do chức năng tuần hoàn máu của tim không đủ, gọi là chứng tâm hư vừa khí vừa huyết, cho nên khi chữa theo nguyên tắc con hư bổ mẹ, có nghĩa là tim hư do gan hư phải bổ gan. Muốn chữa gan phải chữa 2 cách, cách thứ nhất loại duyên xấu, tăng duyên tốt. Theo lý nhân duyên, nguyên nhân gan hư hàn do duyên xấu làm hư là những chất chua, chất lạnh phải bỏ. Tạo duyên tốt cho gan, cần phải trợ duyên bằng những chất tăng hỏa, tăng máu, tăng khí, làm cho gan phục hồi cả 3 chức năng gọi là can âm (huyết) can dương (khí) và can hỏa, nó cần thịt đỏ, củ dền, gia vị gừng, hành, tiêu, ớt, tỏi, sò huyết, hoặc thuốc bổ máu đương quy…

b. Nếu bệnh thuộc thực chứng :

Nếu bệnh đau nhức thần kinh gân cơ do áp huyết cao làm thần kinh ngoại biên đi qua cổ gáy vai tay bị co rút, áp lực ống mạch căng, bị nghẽn tắc nơi khe kẽ quanh các khớp cổ gáy, vai, cổ tay, ngón tay, tây y gọi là thấp khớp, những điểm đau không lan tỏa, chỉ ở một chỗ, có triệu chứng mất ngủ, nhức đầu, đau nhức cổ gáy vai tay lưng, thân nhiệt cao, trán và lòng bàn tay nóng, tinh thần căng thẳng, hay cáu giận, càng cáu giận càng đau, ăn nhiều căng tức ngực bụng, táo bón…

Tất cả những triệu chứng này tây y cho là nguyên nhân, còn đông y cho là hậu qủa tất yếu của chứng tâm hỏa vượng hay tâm nhiệt thịnh. Cách chữa theo đông y là mẹ thực tả con, tâm hỏa là mẹ của thổ thuộc tỳ và vị. Nếu tâm nhiệt có thể làm tỳ nhiệt, vị nhiệt, hoặc cả hai, nếu tỳ nhiệt làm ra bệnh tiểu đường, da thịt nóng, dễ nổi vết bầm khi đụng chạm, vị nhiệt thì ưa đói ăn hoài, cả tỳ vị nhiệt gây ra bệnh thấp khớp xương hóa vôi, áp huyết cao, táo bón, khớp ngón tay cứng đau….. Có nguyên nhân là chứng tâm hỏa vượng hay tâm nhiệt thịnh, chữa theo đối chứng trị liệu của đông y, hỏa vượng sẽ làm bớt vượng, nhiệt thịnh sẽ làm mất nhiệt bằng cách cắt duyên xấu cho bệnh không đủ điều kiện xấu phát triển thành bệnh nặng, và thêm duyên tốt giúp phục hồi chức năng khí hóa của tạng phủ cho mau khỏi bệnh.

Những duyên xấu do ăn uống trong trường hợp này là các chất cay nóng khô, chất kích thích thần kinh hưng phấn, như đường, calcium, bia, coca, cà phê, thuốc lá, chocolat, thức ăn khô như pizza, khô mực, chiên xào, nhiều dầu chiên, trái cây nhiệt đới nóng như nhãn, xoài, mít, sầu riêng, vitamins B12, chất sắt….Những chất này là duyên xấu cho chứng bệnh thực nhưng lại là duyên tốt cho bệnh thuộc hư chứng kể trên, vì nó làm tăng khí tăng huyết, làm cao áo huyết, tăng nhiệt.

Ngược lại, những chất tạo duyên xấu của bệnh thuộc hư chứng làm mất máu, mất khí, mất nhiệt lại cần thiết trở thành duyên tốt để điều chỉnh phục hồi chức năng tạng phủ cho bệnh thuộc thực chứng.

Nguyên nhân do KHÍ :

Khí ngoài cơ thể và khí trong cơ thể cũng có duyên xấu làm bệnh nặng thêm và duyên tốt làm khỏi bệnh.

a. Nếu bệnh thuộc hư chứng, áp huyết thấp do thiếu khí :

Khí bên ngoài như thời tiết lạnh, không khí ẩm thấp không khoáng đãng, nhiều khí CO2 ngột ngạt, thiếu dưỡng khí, thiếu ion, môi trưòng làm việc chật hẹp….Khí trong cơ thể như hơi thở yếu do chức năng phổi kém, trong người lạnh do chức năng tâm hỏa suy, ăn ít, khí tỳ vị suy, hay mệt mất sức do thận khí hư, suy nhược thần kinh, ù tai chóng mặt… đấy là những duyên xấu làm bệnh nặng thêm. Cần phải tạo duyên đối nghịch lại làm cho không khí của môi trường sống thoáng mát, ấm áp, nhiều oxy. Trong cơ thể phải vận động tập hít thở cho tăng thân nhiệt và đủ khí thúc đẩy tuần hoàn máu, làm tăng áp huyết. Dương khí được kích thích bằng huyệt làm tăng áp huyết, tăng nhiệt, tăng hấp thụ chuyển hóa biến thức ăn thành máu, thành nhiệt lượng, thành năng lượng, tập khí công bài Vỗ Tay 4 Nhịp, Nạp Khí Tung Tiêu, Cúi Ngửa 4 Nhịp, Thở Thiền ở Đan Điền Thần.

b. Nếu bệnh thuộc thực chứng áp huyết cao do dư khí

Duyên xấu bên ngoài cơ thể như nóng nhiệt oi bức ẩm thấp, môi trường chật hẹp, nóng nắng gay gắt, tiếng động ồn ào…và duyên xấy bên trong cơ thể dư khí như bụng nhiều ga, ợ hơi nhiệt, táo bón, hơi thở ngắn, gấp, nhanh, thân nhiệt tăng mà mồ hôi không thoát ra được… Phương pháp chữa theo đông y là đối chứng làm nghịch lại, đổi không khí bên ngoài thoáng mát, dùng máy điều hòa không khí nơi môi trường làm việc. Điều chỉnh khí bên trong bằng cách tập thở xả nhiệt khí trong cơ thể làm hạ áp huyết, làm mất hỏa khí ở tim, tăng hàn khí ở thận, bớt dương khí, hoặc chuyển dương khí thành âm khí bằng huyệt Mệnh Môn, Tập khí công Bài Vỗ tay 4 Nhịp, bài Kéo Ép Gối Thở Ra làm Mềm Bụng, thở thiền ý trụ ở huyệt Mệnh Môn.

Nguyên nhân do THẦN

a. Nếu bệnh thuộc hư chứng áp huyết thấp :

Duyên xấu bên ngoài cơ thể là môi trường sống chung quanh ảm đạm, bi đát, tối tăm, buồn thảm, thiếu ánh sáng, dơ bẩn, hôi hám, kinh tế xuống thấp, nhiều người thất nghiệp, trộm cướp, cuộc sống sa đọa trụy lạc, chán nản làm ảnh hưởng xấu đến tinh thần người bệnh. Duyên xấu bên trong cơ thể do suy nhược thần kinh, mất tự chủ, tự tin, cảm thấy cô đơn hay lo sợ, đời sống bi quan, chán đời hay thở dài, thất vọng, hay khóc, muốn tự tử.

Cách chữa theo đông y là đối chứng trị liệu, phải đổi lại môi trường hoàn cảnh và điều kiện sống, sống tự tin, sống vui sống khỏe, sống có bạn, năng hoạt động, tham gia vào những sinh hoạt xã hội, ca hát, thể thao, bơi lội…Tập thở thiền, ý trụ Đan Điền Thần làm tâm không bị động, tăng niềm tin, và tăng sức chịu đựng của cơ thể.

b. Nếu bệnh thuộc thực chứng áp huyết cao

Duyên xấu bên ngoài cơ thể là môi trường sống vội vã, công việc căng thẳng, tiếng động ồn ào, ánh sáng gay gắt, mầu sắc chói lòe loẹt… duyên xấu bên trong cơ thể như ưa giận dữ, bất mãn, bực bội, tính tình nóng nẩy, vội vã, bất an, hay tranh cãi…

Cách chữa theo đối chứng trị liệu của đông y là phải loại bỏ những duyên xấu kể trên và tăng duyên tốt như giao tiếp với những bạn hiền, tìm nơi thanh vắng để tĩnh tâm, nghe nhạc êm dịu, tập kiểm soát hơi thở chậm nhẹ sâu lâu đều bình thường trong lúc làm việc, đi đứng nằm ngồi, tập khí công thiền, tập hỷ xả, nhẫn nhục, làm công việc từ thiện…

Trên đây là 2 thí dụ về cách chữa bệnh đau nhức thần kinh gân cơ do thực chứng và hư chứng thấy được qua máy đo áp huyết và đo bằng nhiệt kế, ngoài ra cũng có những trường hợp bệnh Fibromyalgie do những nguyên nhân khác như áp huyết bất ổn định, không bình thường, lúc cao lúc thấp, thân nhiệt lúc nóng lúc lạnh, chức năng tiêu hóa bất bình thường lúc no lúc đói, hoặc do biến đổi tâm lý, tinh thần hoảng loạn, lúc vui lúc buồn, hoặc do hoang tưởng…tất cả những trường hợp bệnh kể trên, phương pháp chữa bệnh bằng đông y- khí công đã từng trải, có khi chỉ cần chữa đối chứng điều chỉnh tinh, có khi chỉ cần điều chỉnh khí, hướng dẫn tập thở điều khí quy nguyên vào những tạng phủ bị xáo trộng chức năng khí hóa, có khi chỉ cần hướng dẫn tinh thần để làm hưng phấn hay ức chế thần kinh tạo cho bệnh nhân có niềm tin để cho bệnh nhân biết rằng loại bệnh này không phải là nan y khó chữa…

Đã có lần cách đây 7 năm, một nữ bệnh nhân, người Québecoise khoảng 50 tuổi, mập mạp khỏe mạnh đến phòng mạch cho biết bà bị bệnh Fibromyalgie, bà cho tôi xem mấy bài báo nói về bệnh này rất khó chữa, và cho xem một thông báo về chính sách ưu đãi của chính phủ đối với những người bị bệnh này như sau :

– Trong công sở làm, không được giao cho những người có bệnh này phụ trách những việc quan trọng, vì khi họ bị đau, họ có thể bỏ ngang công việc hay vất bỏ làm mất những hồ sơ đi..

– Nếu họ được chứng nhận tình trạng bệnh nặng, không thể làm việc, dù bất cứ ở độ tuổi nào, họ cũng được nghỉ việc và hưởng lương 80% ….

Tôi vừa xem xong thì bà nói, bà bị bệnh nặng đang được hưởng lương nghỉ việc 80%, bà hỏi tôi có thể chữa được không?

Đối với đông y khí công, tất cả mọi bệnh đều từ khí huyết, và tinh-khí-thần. Cách chữa, trước hết phải làm cho khí huyết lưu thông đầy đủ, điều chỉnh ăn uống, luyện tập hơi thở. Chữa bệnh theo phương pháp đông y khí công rất đơn giản, hữu hiệu, đạt được nhiều kết qủa, nhưng điều đặc biệt phải tránh không để cho tinh thần bệnh nhân bị lo lắng, nếu không, tất cả mọi chức năng khí hóa của khí huyết trong tạng phủ đều ngưng trệ, sẽ gây ra những duyên xấu cho sự tuần hoàn khí huyết tạo ra nhiều hậu qủa là những triệu chứng bệnh mà tây y đã xét nghiệm được.

Muốn chữa khỏi bệnh, phải tạo cho bệnh nhân niềm tin, và phân tích so sánh cho bệnh nhân biết sự khác biệt trước khi tập khí công và sau khi tập khí công. Điều quan trọng làm cho tinh thần bệnh nhân ổn định, không lo sợ, và giúp cho họ có niềm tin. Câu đầu tiên tôi nói để trấn an và tạo niềm tin cho bà là : Bệnh này đối với môn khí công tự chữa bệnh rất dễ chữa. Bà ngạc nhiên hỏi thật không, đã có bao nhiêu người được chữa khỏi….Tôi trả lời rất nhiều người nhờ tập khí công đã khỏi bệnh. Nghe xong bà khóc vì vui sướng

Bệnh của bà có dấu hiệu nhiều điểm đau, áp huyết ở tay trái đo được 160/95mmHg mạch 80, tay phải 173/95mmHg mạch 90, đường trong máu cao 12mmol, bụng căng cứng, hơi thở nhanh 30-40 hơi trong 1 phút, tim đập nhanh, trán nóng, lòng bàn tay chân nóng, đo nhiệt ở đầu 37.8c, ở trán 37.8c, ở Lao Cung giữa bàn tay 37.2c, ở Khí Hải 33.4c chứng tỏ chức năng thận yếu không chuyển hóa nước thành khí, và bụng to do uống nhiều nước…

Sau khi được hướng dẫn tự tập thở thiền cho hạ áp huyết, tập thể dục động công cho thông khí huyết ở đầu cổ gáy vai lưng tay chân, nhiều đìểm đau đã biến mất, thử lại kết qủa bằng máy móc thấy áp huyết xuống còn 132/82mmHg, giảm nhiệt ở thượng tiêu xuống còn 36.0c ở Khí Hải tăng 37.0c, trán mát xuất mồ hôi, chân tay mát, ấn đè vào những điểm đau không thấy đau, lượng đường trong máu giảm còn 6.0mmol bụng mềm, hơi thở chậm lại còn 12 hơi trong 1 phút, …bệnh nhân cảm thấy sung sướng lên tinh thần, bà thấy khỏe không còn đau đớn. Tôi nói như vậy bà đã biết cách tự chữa cho bà mỗi ngày được rồi. Bà nói : Bây giờ thì tôi thấy khỏe hết đau, cảm thấy không còn bệnh tật . Nhưng bất chợt trong ngày cơn nóng lại bốc lên phừng phừng là cơn đau trở lại, nhất là đêm ngủ tự nhiên người nóng, đau đớn ghê gớm, lúc đó tôi phải làm sao?

Tôi trả lời như vậy bà bị thêm chứng bốc hỏa vận mạch của người đang thời kỳ mãn kinh. Bà nên tập hát one, two, three, four, five, six, seven.. theo bài hát của khí công, mục đích xả khí nóng trong người thoát ra làm hạ nhiệt, hát để tập thở hơi đều giúp cho áp huyết được ổn định bình thường, để giảm đau, để giúp tinh thần luôn vui vẻ, về ăn uống không đưọc dùng những chất cay, nóng làm kích thích hưng phấn thần kinh như cà phê, thuốc lá, coca, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, chất ăn nướng như pizza, barbercue, bớt uống nước nhiều, bớt dùng calcium…

Bà hỏi : Ông có dám cho tôi số phone nhà riêng của ông không, để ban đêm tôi bị đau trở lại tôi sẽ gọi để nhờ ông chỉ dẫn tôi phải làm cách nào.

Nếu thầy thuốc sợ bệnh nhân làm phiền không cho số phone, thì bệnh nhân mất sẽ tin tưởng cho rằng thầy thuốc nói khỏi bệnh là nói gạt mình, tinh thần họ sẽ bi quan lo lắng, căn bệnh sẽ tái phát. Thầy thuốc phải chú trọng đến cách chữa thần trong trường hợp này là quan trọng nhất, cho họ một niềm tin, tôi đã cho bà số phone.

Khoảng 12 giờ đêm, tôi đang ngủ, bà gọi phone cho tôi vừa khóc vừa nói, tôi đau qúa, tôi phải làm sao. Tôi bảo bà bình tĩnh, vào nhà tắm, mở nước lạnh, ngâm người trong bồn tắm khoảng 30 phút, tập thở bằng bài hát khí công one, two, three…cho đến khi hết đau thì thôi. 30 phút sau bà gọi lại cho biết bà đã hết đau.

Hôm sau bà đến phòng mạch bà hỏi, nhỡ khi tôi đi đường bị đau thì phải làm sao. Tôi trả lời bà đã biết tự chữa làm hết cơn đau bằng cách đi tắm nước lạnh và hát 1,2,3…đêm hôm qua rồi, bà cứ thế mà áp dụng tiếp phương pháp đó, và mỗi ngày tập thể dục khí công cho xuất mồ hôi giải nhiệt thì khí huyết được tuần hoàn khắp cơ thể, cơn đau sẽ biến mất hoàn toàn.

Những đêm kế tiếp, bà không gọi điện thoại cho tôi nữa, mỗi tuần bà đến phòng mạch 1 lần để tôi đo lại tim mạch áp huyết, hơi thở, đường trong máu và nhiệt độ trên huyệt.

Một tháng sau, bà bảo, bây giờ tôi hết bệnh rồi, tôi muốn đi làm nhưng sở làm không nhận lại. Tôi đề nghị bà tái khám bác sĩ chuyên môn về Fibromyalgie của bà và xin bác sĩ chứng nhận bà đã khỏi bệnh để được đi làm trở lại. Bà cho biết bác sĩ không chịu chứng nhận, vì theo tây y không thể nào bệnh này chữa khỏi được. Bà nói bà không được đi làm bà sẽ cảm thấy bực bội lắm. Đó là một duyên xấu sắp tạo ra nguyên nhân tinh thần bị ức chế làm bệnh dễ tái phát. Tôi an ủi bà, bà đã được hưởng lương 80% rồi, việc đi làm trở lại không cần thiết, chỉ đi làm với mục đích giải khuây, hoạt động chân tay một chút và không bị áp lực công việc hối thúc làm tổn hại tinh thần, thì bà nên tự nguyện làm công tác thiện nguyện cho một cơ quan thiện nguyện nào đó, mỗi ngày một vài giờ là đủ.

Bà nghe theo lời tôi, tìm được một công việc thiện nguyện, bà cảm thấy vui lắm, thời gian này không có một cơn đau nào xảy ra. Sáu tháng sau, nơi cơ quan của bà đề nghị cho bà hưởng lương, sáu tháng sau nữa bà than phiền với tôi, cơ quan của bà bằng lòng cho hưởng lương nhưng đến nay chưa nhận được lương, vì bác sĩ không chịu chứng nhận bà là người hết bệnh. Tôi nghĩ, nếu tinh thần của bà vì chuyện này mà bực bội có thể là duyên xấu sẽ tạo ra nguyên nhân làm bệnh tái phát. Về 2 yếu tố tinh và khí thì tốt đã tốt, còn yếu tố thần đang bị giao động xấu, nên tôi nhắc nhở cho bà biết, mục đích ban đầu của bà muốn đi làm cho vui không phải đi làm để cần tiền, bà cứ quên nó đi, có lương hay không lương cũng chẳng sao, người ta cho bà cơ hội đi làm để thử thách tinh thần của bà, ngay cả bác sĩ cũng đang thử thách tinh thần của bà, đối với tôi, bà có đi làm hay không, không quan trọng, chỉ cần bà giữ cho 3 yếu tố tinh đúng, khí đủ, tinh thần vui vẻ thì không bao giờ bị bệnh fibromyalgie cả. Thế là bà đã yên tâm, đi làm cũng giống như đi chơi, thích thì đi, mỗi ngày vài giờ, cuối cùng một năm sau bà đến văn phòng của tôi để khoe bà đã nhận được tiền lương của những tháng trước, tinh thần của bà vui hẳn lên, vừa khỏi bệnh vừa được hưởng lương.

Thấm thoát đã 7 năm trôi qua, bệnh fibromyalgie của bà đã biến mất chỉ nhờ biết cách điều chỉnh 3 yếu tố tinh-khí-thần hòa hợp của phương pháp khí công tự chữa bệnh. Bà cũng đã giới thiệu rất nhiều người đồng bệnh với bà đến với môn tập khí công tự chữa bệnh giúp cho họ thoát khỏi một chứng bệnh nan y mà hiện nay tây y chưa khắc phục tận gốc được, vì có qúa nhiều triệu chứng phải chữa ngọn theo triệu chứng bằng nhiều loại thuốc khác nhau của nhiều bác sĩ chuyên khoa khác nhau khiến cơ thể phải chịu những tác hại do phản ứng phụ của nhiều loại thuốc hợp lại trở thành độc tố càng làm cho tinh-khí-thần bị xáo trộn biến đổi thành duyên xấu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn. .

doducngoc

Nguồn tin: Thầy Đỗ Đức Ngọc

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây