Cách chữa mụn cóc và tập thở thiền

Thầy cho em hỏi chút, thầy chỉ cách cho em hết mụn cóc với, tay của em nổi vài mụn cóc. Bữa hôm trước em tập theo video cách thở Mệnh Môn em tập xong em thấy hơi bị đau ở ngực hơi khó thở
Hình minh họa
Hình minh họa

Câu hỏi:

1-Em cám ơn thầy nhiều lắm, thầy cho em hỏi chút, thầy chỉ cách cho em hết mụn cóc với, tay của em nổi vài mụn cóc, người ta nói em bắt cóc bị cóc đái lên tay nên mới bị nỗi nhiều mụn cóc, nhưng em đâu có bắt cóc mà vẫn nỗi mụn cóc, em có đến bệnh viên da liễu đốt mụn cóc nhưng khi em đốt hết rồi thì mụn cóc lại nỗi ở chỗ khác.

2-Dạo trước em mất ngủ em tập các bài tập của thầy em thấy khỏe hơn nhiều, bài tập thở đan điền tinh em xem video em làm theo nhưng em thấy cái bụng em phì lên ít lắm thầy có thể viết ra câu văn cánh tập cụ thể của cách thở Đan Điền Tinh, Đan Điền Thần và cách thở Mệnh Môn để em làm theo ,em khỏi xem video em xem câu văn em cũng biết cách tập được không thầy.

Bữa hôm trước em tập theo video cách thở Mệnh Môn em tập xong em thấy hơi bị đau ở ngực hơi khó thở em không biết có tập sai không nữa, trước giờ em thấy thầy khám bệnh hay nhất và thầy trả lời thắc mắc của em nhiều nhất.

Em chúc thầy và gia đình luôn luôn mạnh khỏe, tài lộc vào như nước.

Trả lời:

1-Cách đây 40 năm, tôi cũng bị mụn cóc ở mu bàn tay, to bằng hạt đậu đen. Có 2 cách chữa, hữu hình và vô hình. Trường hợp của tôi . Dùng sợi chỉ, cột lại theo nút thuyền chài ở dưới gốc của mụn, để hai đầu dây thừa dài ra 5cm để thỉnh thoảng xiết chặt vào một chút, mỗi ngày mỗi xiết chặt gốc mụn teo nhỏ lại, (vì cột nút thuyền chài, dây chỉ có xiết vào được, không bị tuột ra). Mụn thiếu oxy và máu nuôi dưỡng, bị teo khô lại, đừng cậy mụn ra khi nó chưa rụng, nó sẽ mọc lại, cứ xiết vào từ từ, mụn chết tự rụng ra, trên da sẽ không còn vết xẹo, thời gian từ 1-3 ngày.

anh 1
Nút thuyền chài (clove hitch)

Người nhà tôi cũng có mụn cóc như thế, đợi đến mùng năm tháng năm âm lịch, tết Đoan Ngọ, đi ra đường, tay mình giả bộ cầm vào mụn cóc, vừa nói : tao vất mày đi”..vừa vất đi, nam làm 7 lần, nữ làm 9 lần. Làm xong, đi về nhà, tưởng như không có kết qủa, nên chẳng thèm để ý đến nó, tự nhiên một buổi sáng thức dậy, nó biến mất hồi nào không hay. Môn học chữa mẹo này, ngày xưa cũng dùng để chữa bệnh, y học cổ truyền gọi là môn Chúc Do, dấu vết của môn học này dân gian còn hay áp dụng, như chữa hóc xương cá, nấc cục, ăn bị nghẹn, bụi vào mắt,… và dân gian cũng thường hay nói câu tứ tung ngũ hoành (dùng ngón tay vẽ trong không khí 4 đường thẳng đứng rồi 5 đường nằm ngang) là một trong những bài chữa bệnh của Chúc Do.

2-Rửa sạch chung quanh mụn cóc, rồi bôi mủ ở cuống quả sung, lên mụn cóc cho ngập chân mụn cóc, mỗi ngày 3 lần, trong 1-2 tuần nó sẽ rụng.

3-Chữa mất ngủ thuộc về cách tập thở thiền ở Đan Điền Tinh, Đan Điền Thần, và Mệnh Môn. Nói là thở, nhưng thật ra hít vào thở ra không phải là chính. Chú ý 3 yếu tố của thiền là điều thân, điều ý, điều tức.

a- Điều thân :

Nằm thẳng, cuốn lưỡi ngậm miệng, nhắm mắt, tay để vào đúng vị trí, tùy theo bệnh cần tăng dương thì bàn tay dương của người nam tay trái, của người nữ tay phải đặt ở mỏm xương ức, tay kia chồng lên trên. Hay cần tăng âm thì bàn tay âm của người nam là tay phải, của người nữ là tay trái, đặt dưới rốn 5cm, tay kia chồng lên trên.

b- Điều ý :

Mục đích của ý là dẫn khí theo nghĩa : ý ở đâu khí ở đó. Muốn tập trung được ý, theo nhà thiền gọi là đóng 6 cửa để vào động thiếu thấp, theo nhà đạo gọi là : Quày mắt tai chiếu sáng tâm điền. Như vậy có nghiã là, nhắm mắt, để không nhìn ra bên ngoài, để cho ý không ra ngoài thân, tai không nghe tiếng động bên ngoài, dù bên ngoài có âm thanh của tiếng nói mọi người, của radio, TV, mà chỉ nghe âm thanh tiếng động trong người ở điển cần tập trung, lưỡi cuốn để nối vòng Nhâm-Đốc, Mũi thì không chủ động hít vào thở ra, để tự nhiên như một em bé ngủ say. Ý chỉ cần theo dõi hơi thở khi vào khi ra tự nhiên như thế, không có chủ động gì, nhà thiền gọi là quán (quan sát theo dõi, các thiền sinh tự nhủ : mày vào tao biết mày vào, mày ra tao biết mày ra. Thiền Sư Nhất Hạnh thì dạy, Thở vào tôi biết tôi đang thở vào, thở ra tôi biết tôi đang thở ra…Những vị thiền sư Nam Tông thì dạy quán bụng phồng-xẹp, tức là để ý xem có phải lúc cơ thể tự thở vào, bụng hơi phồng lên, lúc nó thở ra, bụng hơi xẹp xuống, mình không dùng sức ép nó thở vào thở ra. Một thí dụ kh1c cho dễ hiểu : mình nằm trên giường, chỉ nhìn xem người nhà mình đi ra cử đi vào cửa bao nhiêu lần, khi người ta ra mình biết người ta ra, khi người ta vào, mình biết người ta vào, đó là quan sát, chứ không ra lệnh bắt người ta đi ra đi vào theo ý mình.

c-Điều tức :

Sau khi quán ( quan sát) được bụng phồng-xẹp nhịp nhàng đều đặn theo hơi thở, lúc đó bắt đầu sang giai đoạn Sổ Tức, có nghĩa là tập trung ý ở bụng, dưới bàn tay, cứ mỗi lần bụng xẹp xuống theo hơi thở ra, mình đếm nhẩm trong đầu là xẹp 1, rồi xẹp 2, xẹp 3….xẹp 10, trở lại xẹp 1, xẹp 2….xẹp 20, trở lại xẹp 1, xẹp 2, xẹp….30. Cứ theo dõi mỗi chu kỳ đến 10 thì đếm chồng lên 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90, 100, rồi lại 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90, 200, rồi lại 10, 20……300.

Trong lúc điều tức, lại còn phải theo dõi dưới bàn tay và chỉ nội chung quanh vùng bụng nơi đặt bàn tay thôi, có xảy ra chuyện gì lạ, như bụng nóng, mềm, bàn tay rịn mồ hôi, bụng sôi, nước hay khí chảy từ trong lồng ngực hay bên gan hay bao tử xuống ruột..Trong cách tập này, mà mình còn tỉnh, gọi là thiền tỉnh thức thì tần số sóng não xuống thấp, biên độ sóng não thấp như người chết giả, thì 1 giờ thiền tỉnh thức tương đương với 2 giờ ngủ, nên không cần phải ngủ như người bình thường, giống như các thiền sư ngày ngồi thiền vào lúc tý, ngọ, mẹo, dậu (12 gìờ đêm đến 2 giờ sáng, từ 6 giờ sáng đến 8 giờ sáng, từ 12 giở trưa đế 2 giờ chiều, từ 6 giờ chiều đến 8 giờ tối), như vậy các thiền sư đâu có được ngủ thẳng giấc như người bình thường mà các vị vẫn hồng hào khỏe mạnh và trí tuệ được phát triển.

Ít có người thiền được tỉnh thức như vậy, đa số bị rơi vào hôn trầm, tức là rơi vào giấc ngủ khi đang thiền, không thể theo dõi hơi thở đến 300 lần phồng xẹp được, đó cũng là mục đích tập thở thiền để chúng ta có một giấc ngủ sâu, giật mình tỉnh giấc là đã sáng rồi.

Tóm lại tập thở thiền là thả lỏng, không hít thở, như một em bé ngủ say, thì làm gì có hiện tượng khó thở hay đau tức đau nhói ở đâu, vì thiền để làm giảm đau, làm thư giãn gân cơ, làm thần kinh bớt căng thẳng. Nếu không được kết qủa như vậy là tập sai.

4- Đừng chúc tôi “Tài lộc vào như nước” sai với Mục Đích và Tôn Chỉ của Môn Khí Công Y Đạo.


Thân

doducngoc

Nguồn tin: Thầy Đỗ Đức Ngọc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây