Hỏi về cách chữa bệnh về da

Từ năm 2008 da mặt em bắt đầu xuất hiện những vùng nám nhỏ trên mặt, toàn thân khi bị trầy xước, bị thương…đều trở nên thâm tím rất lâu nhạt và thành sẹo.
Hỏi về cách chữa bệnh về da

Thưa thầy Ngọc !

Đầu tiên xin gửi lời chúc sức khỏe và hạnh phúc đến Thầy và toàn thể gia quyến.

Em đọc trang website chữa bệnh của thầy và hy vọng Thầy giúp em chỉ dạy cho nguyên nhân và cách điều trị như thế nào để bệnh nám da mặt của em được khỏi.

Từ năm 2008 da mặt em bắt đầu xuất hiện những vùng nám nhỏ trên mặt, toàn thân khi bị trầy xước, bị thương…đều trở nên thâm tím rất lâu nhạt và thành sẹo. Cơ thể lúc nào cũng lạnh hơn người bình thường nhất là 2 chân. Những khi bị mắc mưa, thấm lạnh vào người là cả người nổi lên đỏ, xưng và ngứa ( như kim chích), Bình thường xờ tay vào nước đá các đầu ngón tay cũng như kim chít. Da mặt ngày càng nám hơn, những vùng nám nhỏ ngày càng lan rộng và đậm hơn. Em đi BV Da liễu BS cho thuốc uống và bôi nhưng 2-3 tháng sau khi điều trị mặt lại càng nám hơn. Em năm nay 28 tuổi, chưa lập gia đình và rất lo sợ về bệnh trạng của mình hiện nay. Rất mong thầy chỉ dạy phương pháp điều trị để khỏi bệnh và mạnh khỏe. Xin cảm ơn Thầy và mong sớm nhận được hồi âm của thầy.

Thành kính trân trọng.

Trả lời :

Cần đo áp huyết ở hai tay để biết bệnh nguyên nhân do cao áp huyết hay áp huyết thấp (thiếu máu) theo tiêu chuẩn lứa tuổi:

  • 90-95 (1 tuổi đến 5 tuổi) mạch nhanh không chính xác.
  • 95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.(6 tuổi-12 tuổi)
  • 100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi-17 tuổi)
  • 110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
  • 120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
  • 130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Xin xem những nguyên nhân về Bệnh Da:

Bài 261: Mũi trắng, da khô, môi tím, nước tiểu trắng

Bài 220: Nám da mặt sau khi sanh, tăng cân, áp huyết thấp.

Bài 215: Bệnh dị ứng nổi mề đay, kỹ thuật tập bài làm hạ áp huyết Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng. Phản hồi bài 215

Bài 205: Bệnh Vẩy Nến (Psorasis)

Bài 203: Bệnh rôm sảy ở trẻ em (2 tuổi)

Bài 201: Mụn trên mặt, trên người và bệnh nhói buốt trước tai, cổ, vai phải, tay chân dễ bầm tím

Bài 167: Cách chữa mụn cóc và tập thở thiền

Bài 163: Bệnh vẩy nến

Bài 148: Bệnh nổi những cục bướu trên ngực, lưng, đầu.

Bài 147: miệng đắng, da khô, – mụn nhiệt

Bài 140: Ngứa dị ứng do thuốc.

Bài 130: Bệnh nám da mặt, ngứa và to dần lên

Bài 123: Mụn trứng cá

Bài 107: Nổi Mề Đay nổi cục rất ngứa

Bài 101: Bệnh Giời Leo (Zona)

Bài 71: Nguyên nhân và cách chữa những mạch máu nhỏ ở da mặt bị vỡ mỗi khi xúc động.

Bài 49: Cách chữa mụn trên mặt và môi

Bài 38: Xơ cứng bì

Phản hồi :

Chào thầy!

Đọc những bức thư mà thầy gửi và giải thích về cách chữa trị cho họ, cũng như những bức thư họ gửi lại để cảm ơn thầy về những điều mà thầy đã tận tụy, tận tâm giúp họ vượt qua bệnh tật…Tôi thật sự xúc động và thầm cảm phục tấm chân tình của một người thầy thuốc tận tụy và yêu nghề, nghe thầy nói về cái Đức, cái tâm và những căn bệnh do tâm đức tôi càng khâm phục và tin tưởng….Tôi đã hối hả, bỏ cả cuộc hẹn quan trọng để ngồi viết bức thư gửi Thầy với niềm vui khi nghĩ rằng mình đã may mắn tìm được đúng thầy chữa bệnh.

Nhưng quả thật, tôi hơi hụt hẫn và thất vọng khi nhận được phản hồi mail thầy gửi. Nội dung sơ xài và tôi đọc cũng chẳng hiểu gì hết như một người “mù chữ trong y học” mà sự thật là vậy…

Nhất là phần “Bệnh da”. Tôi không biết Thầy gửi những link về các bệnh về da thật sự tôi đã được đọc một phần trong website của Thầy, vấn đề là không biết mình thuộc loại bệnh nào? ít nhất là có phần khoanh vùng hoặc tô đậm để có thể phán đoán được và theo dõi các triệu chứng.

Còn phần đo huyết áp thì tôi thật sự không biết nếu huyết áp cao hoặc thấp thì có những chứng bệnh về nám da hay không?….

Có lẽ tôi hy vọng và chờ đợi quá nhiều nên mới hụt hẫng đến thế, cũng có thể bệnh tình của tôi là chưa từng gặp bao giờ…hoặc các triệu chứng của bệnh tôi là khó có thể suy đoán là do nguyên nhân nào?…Thế nhưng nếu tất cả chỉ là có thể hoặc nếu nhưng thì điều đó tôi cũng như tất cả những người đang bệnh chẳng bao giờ mong đợi..

Có lẽ tôi là người kém trong việc che dấu cảm xúc nên nói lên những lời thẳng thắn, có gì không đúng mong Thầy thông cảm.

Chúc Thầy luôn mạnh khỏe

Trả lời :

Chữa bệnh theo phương pháp khí công y đạo là tìm nguyên nhân bệnh do tinh-khí-thần, và cách chữa bệnh là điều chỉnh lại tinh-khí-thần.

Tôi 71 tuổi, cháu mới có 28 tuổi mà cách xưng hô đã thay đổi từ lá thư trước khác với lá thư sau là tính khí không điềm đạm, giống như da dễ đổi mầu, nếu đo áp huyết sẽ có lúc cao lúc thấp.

Đông y nói : Điềm đạm hư vô thân nào mà bệnh tật. Khí âm dương sẽ làm thay đổi mầu da làm nám mặt. Khi đứng trước gương soi nhìn mặt lúc giận da mặt đỏ lên thì thấy vết nám đen mờ dần, đông y giải thích khí đến đâu huyết đi đến đó, ý ở đâu khí ở đó, khi mình có ý nghĩ xấu hổ và e thẹn mặt sẽ đỏ lên, nguyên nhân này do khí làm ra. Ngược lại, bình thường thiếu máu, trời lạnh, da mặt thiếu khí huyết trở nên tái vết nám sẽ hiện ra rõ, nhất là máu thiếu hồng cầu và thiếu tiểu cầu do tiểu cầu bị vỡ tạo ra vết nám, nguyên nhân này do huyết làm ra.

Những sự thay đổi khí huyết được đo bằng máy đo áp huyết để biết khí huyết thừa hay thiếu ở mức độ nào mới có cách chữa đúng.

Còn nguyên nhân về thần là ý chí, sự nhẫn nại, tính điềm đạm, ưa học hỏi, lòng ham muốn xét đến nguồn gốc sinh ra bệnh và mong tìm tòi ra cách chữa đúng, vì thế tôi đưa những tài liệu bệnh về da để tham khảo, và cho bài làm là tìm cách giải đáp, tìm ra cách chữa cho mình, thì mình lại không muốn, trong khi mục đích của tôi mở ra trang nhà này với mục đích để bệnh nhân tự học cách chữa bệnh bằng điện thư, chứ không phải bài nào đã có rồi mà bệnh nhân khác lại hỏi lại, mà cứ nói đi nói lại những nguyên nhân bệnh do tinh-khí-thần và cách điều chỉnh tinh-khí-thần giống nhau mãi sinh nhàm chán.

Riêng cháu, giống như đi học chỉ muốn khoanh vùng bài chủ yếu để học tủ, với tinh thần đó là tinh thần ỷ lại cầu may, thì không thể áp dụng trong phương pháp tìm nguyên nhân bệnh và cách chữa đúng được.

Cháu vui lòng nghiên cứu lại những bài trên, rồi xem mình bị nguyên nhân nào, khí huyết cao hay thấp khi đo áp huyết trước khi ăn và sau khi ăn 30 phút, lúc đã biết nguyên nhân thì cách chữa mới không bị sai lầm. Có thắc mắc tôi sẽ giải đáp, không nên giận lẫy làm da đổi mầu xấu hơn..


Thân

doducngoc

Nguồn tin: Thầy Đỗ Đức Ngọc

 Tags: bệnh về da

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây