Bệnh thiếu hồng cầu, Loạn nhịp tim, Đau cứng các khớp

Bệnh nhân nam hiện bị cứng đầu, cứng cổ, tê bì tay chân, hay bị tê tay, tê chân, hụt hơi, tiết nhiều nước miếng, đầu óc hay quên, thiếu linh hoạt, hay hồi hộp, hay bồn chồn lo âu, đau bụng mỗi khi bị cứng đầu cổ, mỗi khi có việc hồi hộp là lại phát ho, bình thường thì cảm thấy như có đờm trong cổ.
Thiếu hồng cầu
Thiếu hồng cầu

Câu hỏi:

(Gởi bởi: huutheto1_193@yahoo.com)

Lời đầu tiên con chỉ có thể thốt lên rằng “cảm ơn trời đất đã run rủi cho con cái duyên ngày hôm nay” – Đó là con được biết tới thầy Ngọc, một vị thánh sống chuyên giúp cứu thế cho những cảnh đời khổ hạnh giống như con.

Con là một chàng trai cũng tương đối to cao và có phần khoẻ mạnh (nếu nhìn từ bên ngoài qua mắt của những con người bình thường không hiểu y dược). Tuy nhiên cuộc sống của con càng ngày càng thấy khổ sở hơn rất nhiều bởi con mang trong người một bệnh rất lạ (đôi khi con gọi đó là bệnh ma) mà chỉ bản thân con mới cảm nhận đầy đủ những nỗi khổ sở mà bệnh này dày vò con.

Thưa thầy Ngọc, con xin phép thầy cho con đủ thời gian để con thuật lại những điểm chính của căn bệnh mà con đang phải ngày đêm chiến đấu. Khoảng năm lớp 5 (năm 1993) con bị sốt nặng và rất muốn ho, cứ hơi mở miệng ra là lại ho (lúc đó có lẽ con bị sốt do sưng amedan) và khoảng 3 ngày sau là con khỏi bệnh bình thường. Rồi đến năm 1996, tự dưng hai đầu gối con rất đau, đi lại rất là đau do khớp đầu gối chuyển động và khi bóp tay vào cũng thấy đau. Vậy là con mới dã nước lá lốt ra, để phơi sương qua đêm rồi uống. Con bị như vậy khoảng gần một tháng rồi khỏi (lúc đó con không biết là bệnh lúc đó tự khỏi hay là do con uống nước lá lốt rồi khỏi). Cũng trong khoảng năm 1994,1995 con bị thiếu hồng cầu và tim đập loạn nhịp, thỉnh thoảng tim con ngừng đập vài ba giây rồi lại đập nhanh (đến bây giờ con vẫn bị như thế, thỉnh thoảng tim con đập thúc mạnh lên một vài cái rồi đập loạn xạ, nhất là những lúc con thấy hồi hộp hoặc cũng có thể là bất cứ lúc nào không căn cứ vào tình hình sức khoẻ của con). Con đã đi chụp cắt lớp để kiểm tra tim thì bác sỹ kết luận là con bị bệnh thần kinh tim (block nhánh phải và bác sỹ bảo bệnh này có người khỏi người không thầy ạ). Rồi bắt đầu từ khi con vào đại học bách khoa 2003, tự dưng con thấy lúc nào người con nó cũng bức bối, cơ thể cứ toát mồ hôi mà trong người thì cứ thấy bồi hồi, ngồi yên không được lâu mà cứ ngọ nguậy khó chịu. Rồi khi con đi lại thì toàn thân thể cảm thấy không được vững chắc, thấy giáng đi cứng ngắc và cảm giác bước chân ngắn ngủn, muốn đi kiểu thong thả, thoải mái đều không được mà trong người cứ thấy căng thẳng, tim thì đập rất nhẹ, nhanh và thỉnh thoảng cứ đập thúc lên (khi con sờ mạch thì thấy đập li ti, rất nhẹ và yếu, kể cả khi con đang tập thể dục thì tim con đập nhanh nhưng vẫn rất nhẹ), và mỗi lần như vậy là con lại thấy đau bụng, có thể đi ngoài được. Trong thời gian này hầu như con không thể ngồi học được vì cứ tập trung là con lại thấy cứng hết gáy cổ, buồn ngủ và đau bụng, tay chân khô bì và mệt mỏi vô cùng. Có lúc bệnh con nặng đến nỗi là ngồi chơi cũng thấy những triệu chứng đó xuất hiện. Không những vậy, bệnh con càng ngày càng nặng hơn và thêm nhiều những chứng bệnh mới như: hụt hơi khi nói, tiết nhiều nước bọt, nói bị mỏi lưỡi và hai hàm răng, nhức đầu, mỏi mắt và thấy trí nhớ ngày càng giảm sút,chậm chạp (con cảm thấy đầu óc lúc nào cũng bí lù, bì bì).

Thưa thầy đáng kính: và con có thể tóm tắt lại bệnh của con lúc này là: cứng đầu, cứng cổ, tê bì tay chân, hay bị tê tay, tê chân, hụt hơi, tiết nhiều nước miếng, đầu óc hay quên, thiếu linh hoạt, hay hồi hộp, hay bồn chồn lo âu, đau bụng mỗi khi bị cứng đầu cổ, mỗi khi có việc hồi hộp là lại phát ho, bình thường thì cảm thấy như có đờm trong cổ.

Kính xin thầy chỉ bảo cho con cách chữa trị để con có thể có lại cuộc sống của những người bình thường và để con có đầu óc minh mẫn sáng suốt để tiếp tục học tập và công tác.

Con tuy mới biết đến thầy nhưng con luôn tin tưởng ở thầy.

Xin cảm tạ thầy!

Thầy Đỗ Đức Ngọc trả lời :

Theo cách khám bệnh, định bệnh và chữa bệnh của môn Khí Công Y Đạo, đều phải đo áp huyết trên huyệt ngũ hành tạng phủ để biết về khí và huyết của tạng phủ nào là nguyên nhân gây ra bệnh. Thí dụ, khi đo áp huyết bình thường như tây y bên tay trái có kết qủa là 110/80mmHg nhịp tim đập 90, đối với tây y chưa tìm ra bệnh. Và tây y không đo áp huyết bên tay phải bao giờ, nhưng nếu có kết qủa khác với bên trái, thí dụ như 108/68mmHg mạch 85, lúc đó tây y sẽ kết luận là bệnh gì, và cần phải chữa ra sao, thì chưa có quyết định cụ thể.

Nhưng đối với Khí Công Y Đạo, áp huyết của trẻ em từ 95-100, tuổi càng tăng. áp huyết là khí lực cũng tăng theo, khi là thiếu niên là 110, trung niên 120, tráng niên 130, người già 140. Nếu người già có áp huyết trên 140/90mmHg mạch 80 là người có bệnh cao áp huyết, còn nếu có áp huyết 130 thì người già có thể lực khỏe như tráng niên không bệnh tật, ngược lại tráng niên thay vì 130 lại chỉ có áp huyết 110 như thiếu niên hay dưới 100 như trẻ con thì khí huyết không cân xứng.

Đã có những bệnh nhân khi mới sinh ra và trong thời kỳ niên thiếu, cơ thể khỏe mạnh, áp huyết lúc nào cũng 99/80mmHg mạch 75 chưa có bệnh tật gì, khi lớn dần, cơ thể mang đủ thứ bệnh đau nhức, đông và tây chữa ngọn giảm đau cho là bệnh phong thấp, áp huyết đo lúc nào cũng 99/80mmHg mạch sẽ thay đổi hoặc tăng hơn 80 hoặc giảm dưới 70, theo tây y vẫn tốt, nhưng hiệu qủa hoạt động của cơ thể mang hình hài 40-50 tuổi có khí huyết của một thiếu niên hay một em bé 10-15 thì đó là bệnh thiếu khí huyết trầm trọng.

Kết qủa của số đo áp huyết như thế này 99/80mmHg mạch 60 đối với một em bé là bình thường, nhưng đối với trung niên là bệnh thiếu máu, đối với người lớn tuổi 40-60, là bệnh tủy bất sản, có nghĩa là tế bào tủy mất khả năng sinh sản ra tế bào hồng cầu tạo ra huyết, áp huyết thấp là thiếu khí trầm trọng, là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư máu, cơ thể chỉ toàn là bạch cầu. Nếu một người từ nhỏ đến lớn có áp huyết như thế cho đến khi phát hiện ra bệnh ung thư máu, tây y gọi là ung thư máu mãn tính.

Ngược lại, áp huyết 110/80mmHg nhưng nhịp tim đập 110, tây y chỉ chữa vào bệnh tim đập nhanh thì sẽ tạo ra biến chứng hẹp van tim khó thở, mất nhịp đập. Theo khí công, sở dĩ thiếu máu trầm trọng mới khiến tim đập nhanh để đủ chu kỳ cho máu tuần hoàn nuôi khắp toàn thân. Nếu so sánh với mạch bình thường của người khỏe mạnh là 75 thì tim đã phải đập thêm 35 nhịp. Lấy số áp huyết thứ nhất thuộc khí là 110 trừ đi 35 còn 75, như vậy máy đo áp huyết dùng để đo số lượng khí huyết thật sự trong con người bây giờ chỉ còn là 75/65mmHg mạch 75, đó là áp huyết của người gần chết, gọi là ung thư máu cấp tính, nếu không được truyền tiếp máu cho áp huyết tăng cao hơn một chút, sau 1-2 tuần lễ áp huyết lại tụt xuống, người ta tưởng bệnh ung thư máu có loại vi trùng virus gì khủng khiếp như trong người có qủy nhập tràng hút hết máu của bệnh nhân, nếu không tiếp máu mỗi tuần sẽ chết. Thật ra, công thức máu đỏ là Fe2O3 (oxyde sắt tam), nếu hít thở không đủ khí làm tăng oxy để duy trì công thức máu, máu đỏ thiếu oxy sẽ trở thành máu đen Fe2O2 (oxyde sắt nhị), hơi thở càng kém, oxy càng mất, chỉ còn lại chất sắt, trong máu mất hồng cầu, mặt tái xanh, da sạm đen, máu từ chất lỏng thành đặc không trôi chảy thông nên đau nhức toàn thân.

Những dấu hiệu bệnh anh đang có như anh đã kể như cứng đầu, cứng cổ, tê bì tay chân, hay bị tê tay, tê chân, hụt hơi, tiết nhiều nước miếng, đầu óc hay quên, thiếu linh hoạt, hay hồi hộp, hay bồn chồn lo âu, đau bụng mỗi khi bị cứng đầu cổ, mỗi khi có việc hồi hộp là lại phát ho, bình thường thì cảm thấy như có đờm trong cổ… đều từ nguyên nhân thiếu khí và huyết gây ra.

Cách chữa :

Cùng lúc phải bổ cả khí và huyết cho đủ số lượng cân xứng với cơ thể cho phù hợp với lứa tuổi :

1-Bổ thêm máu bằng thuốc sirop bổ máu Đương Quy Tửu (Tankwe-Gin) có bán sẵn ở tiệm thuốc bắc. Pha 2 muổng canh sirop với 1 ly nước nóng uống trước 5 phút trong 3 bữa ăn, xem như một loại rượu khai vị, giúp kích thích ăn ngủ ngon, hấp thụ và chuyển hoá thức ăn thành máu, mà không biến thành đàm. Mỗi chai thuốc làm tăng áp huyết lên 2mmHg nếu có tập khí công mới có đủ oxy duy trì công thức máu, còn chỉ uống thuốc mà không tập khí công sẽ không có kết qủa. Cần đo áp huyết ở 2 bên tay mỗi ngày để theo dõi sự thay đổi của khí huyết, khi nào áp huyết lên và lọt vào tiêu chuẩn 130/85mmHg mạch 75 thì khỏi bệnh. Số 130 là khí đủ, nhịp tim đập 70-80 là máu đủ, số giữa 70-90 van tim đàn hồi tốt, dưới 70 là hẹp van tim, trên 90, càng cao là càng bị hở van tim.

2-Trước hết tập khí công các bài làm tăng áp huyết, làm tăng oxy bằng bài Đứng Hát Kéo Gối lên Ngực 20 lần (5 lần bài hát 4 câu one, two, three…), Bài Cúi Ngửa 4 Nhịp 20 lần, Vặn Mình 4 Nhịp 20 lần để đưa khí huyết lên đầu, bài Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần để tăng oxy, mạnh tim phổi, điều chỉnh chức năng hoạt động của tim. Dậm Chân Phía TrướcDậm Chân Phía Sau 5 phút để đưa khí huyết xuống chân. Mỗi ngày tập 3 lần.

Sau đó tập toàn bộ 40 bài tập khí công theo DVD hướng dẫn: https://dongykhicong.com/video-kcyd/video-toan-bai-tap-khi-cong/

3-Trong khi tập khí công, để ý có chỗ nào đau, theo đông y, thống bất thông, thông bất thống, (đau thì không thông, thông thì không đau) cần dùng kim thử tiểu đường để châm nặn máu trên đầu các đường kinh và các điểm đau a thị huyệt, nếu máu không ra là nơi đó còn thiếu máu, nếu ra máu bầm đen là máu đó đã thiếu oxy, khi châm nặn ra máu đỏ chảy ra dễ dàng là nơi đó được thông.

4-Nằm thở Đan Điền Thần 30 phút trước khi đi ngủ, nam tay trái đặt tại mỏm xương ức, (Đan Điền Thần), tay phải đặt chồng lên trên, cuốn lưỡi ngậm miệng, thở bằng mũi, khi thở ra, theo dõi bụng phồng-xẹp, cho đến khi nào bàn tay và bụng nóng ấm, bụng mềm, giúp cơ thể tăng nhiệt, tăng oxy, và tăng hồng cầu, an thần, giảm đau, ngủ ngon, tiêu hóa tốt.


Thân

doducngoc

Nguồn tin: Thầy Đỗ Đức Ngọc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây