Trả lời :
Đông y thường nói đến Thần Sắc để biết tình trạng khí huyết của một người. Trường hợp người khỏe mạnh không bệnh tật thì sắc mặt hồng và tươi sáng. Mầu hồng là do huyết đủ, tuơi sáng là do khí đủ.
Đó là một trong 4 phương pháp khám bệnh của đông y gọi là vọng, văn, vấn, thiết. Vọng là nhìn hay quan sát hình, khí thần sắc trên các bộ vị như má, mặt, mũi, lưỡi tai, da, thịt…Văn là nghe tiếng nói, hơi thở. Vấn là hỏi bệnh nhân những chi tiết còn nghi ngờ để xác định nguyên nhân bệnh thuộc kinh nào, tạng phủ nào…. Thiết là bắt mạch, sờ nắn ấn trên các bộ vị cũng để tìm nguyên nhân tạng phủ nào bệnh, ngày nay Khí Công Y Đạo thay bắt mạch bằng phương pháp đo áp huyết và Quy Kinh Chẩn Pháp.
Như vậy khám bệnh bằng cách quan sát nhìn thần sắc là tìm nguyên nhân bệnh về cả khí và huyết xem khí bệnh hay huyết bệnh.
A-Cách quan sát tổng quát về thần sắc
Trường hợp bệnh về khí huyết hiện trên mặt, trên da thịt :
Mầu trắng là không có máu, thiếu máu. Mầu tái xanh là huyết tắc đau trong cơ thể. Mầu đỏ là dư huyết. Mầu đỏ bầm do huyết nhiệt ứ kết. Mầu đỏ tím là máu nhiễm nhiệt độc. Mầu đen là huyết hư.
Những mầu sắc này còn tùy vào bộ vị trên mặt, mà có nhiều mầu khác nhau, thí dụ đầu mũi đỏ như cà chua mà chỗ khác không đỏ, là tim nhiệt, má trái đỏ là sốt nhiệt, hai má đỏ là phổi nhiệt….thí dụ mầu trắng ở đầu mũi mà chỗ khác không có là tim suy, ở má là bệnh phổi hàn… thí dụ mầu xanh ở mặt là bệnh gan, mầu vàng ở mặt là vàng da do tỳ, mầu đen ở mặt là bệnh ở thận.
Những bệnh này còn tùy vào khí sắc, như da mặt còn láng bóng tươi nhuận thì còn chữa được, bệnh nặng là da mặt khô, mốc như mầu bút chì, da dầy, sần sùi… điều đó chứng tỏ cơ thể thiếu khí nên khí không ra đến ngoài da …
Thầy thuốc còn nhìn thần ở hai mắt còn tinh anh sắc xảo lanh lợi hay không, mặc dù có những dấu hiệu huyết và khí trên da mặt xấu cũng vẫn có thể chữa khỏi được. Ngược lại khí và huyết trên mặt chưa đến nỗi nào nhưng thần ở mắt lờ đờ, đây thuộc về phần hồn, bệnh nặng nhìn mắt như mất hồn, không còn nhận biết được người thân trong gia đình…
Khí là hơi thở ngắn, hụt hơi, dài, mạnh, nhẹ, gấp, nghịch khí, thuận khí, khò khè, nói to, nói hụt hơi, nói yếu, nói xàm, nói cuồng, nói nhiều, nói điên loạn, nói bực bội….khí liên quan đến sức lực, đi đứng cử động hoạt bát nhanh nhẹn, đi yếu đuối, chậm chạp, lảo đảo…. tất cả đều là dấu hiệu bệnh mà thầy chữa cần phải biết để tìm nguyên nhân quy về tạng phủ..
Tất cả các cách khám bệnh, định bệnh không ngoài nguyên nhân quy về kinh mạch ngủ hành tạng phủ để biết tình trạng bệnh thuộc chứng gì, hư hay thực, hàn hay nhiệt, biểu hay lý, lúc đó mới có cách chữa theo quy luật âm dương ngũ hành, con hư bổ mẹ, mẹ thực tả con, huyết bệnh dùng khí chữa, khí bệnh dùng huyết chữa, có nghĩa là có trường hợp chữa khí trước thần sau, có trường hợp chữa thần trước khí sau. Tuy nhiên, cách chữa bệnh theo khí công là điều chỉnh Tinh-Khí-Thần, nếu một bệnh nhân thiếu máu cần chữa Tinh trước, người thiếu khí thì tập luyện khí trước, tùy theo từng trường hợp theo những cách khám bệnh chi tiết về thần sắc dưới đây :
B-Cách Khám Bệnh chi tiết về thần sắc để tìm nguyên nhân bệnh.
(Trích trong sách : – Bài Lý Thuyết Tứ Chẩn)
Chúng ta hãy nghiên cứu và tìm hiểu lý thuyết đông y dưới hình thức đặt câu hỏi và tự trả lời.
Cố gắng tập suy luận theo ý riêng của mình trước để chọn những câu trả lời. Trong những câu trả lời có một câu đúng theo lý thuyết bài học được giải đáp bên dưới mỗi câu đặt trong ngoặc.
Tập làm đi làm lại nhiều lần. Sau đó đối chiếu kết qủa với câu trả lời của mình, và so sánh tìm ra những chỗ sai.
Càng làm nhiều lần càng ít sai, cho đến khi đúng 100% .
Đó là cách học hay nhất và nhanh nhất để nắm vững kiến thức đông y.
Câu 1 : Mục đích khám bệnh của đông y qua dấu hiệu lâm sàng để tìm gì ? Đánh dấu vào câu đúng :
a- Bệnh
b-Chứng
c-Nguyên nhân
(b)
Câu 2 : Bệnh với chứng khác nhau thế nào ? Chọn câu đúng :
Bệnh :
a-Nói đến biến chứng mà không nói đến tạng phủ như đau đầu, đau bụng..
b-Nói đến biến chứng của tạng phủ, như phế hư hàn, trường vị thực nhiệt .. .
c-Nói đến nguyên nhân.
Chứng :
a-Nói đến biến chứng của tạng phủ
b-Nói đến bát cương
c-Nói đến gốc bệnh.
(bệnh a, chứng b)
Câu 3 : Xếp những dấu hiệu bệnh sau đây và điền vào bốn phương pháp khám bệnh của đông y :
a.Bệnh nhân yếu gầy,
b.Da khô,
c.Hở lỗ chân lông,
d.Đi chậm chạp,
e.Có vẻ đau đớn,
f. Mặt trắng xanh,
g.Môi nhạt,
h.Thở ngắn, khẽ,
i.Nói nhỏ,
j.Bón, phân mềm ra ít một,
k.Thích uống nước nóng,
l.Mặc áo ấm,
m.Chân tay lạnh,
n.Nhịp tim chậm,
o.Mạch nhược.
1-Vọng hình : ———
2-Vọng khí : ———-
3-Vọng thần: ———
4-Vọng sắc: ———-
5-Văn : ———
6- Vấn : ———
7-Thiết: ———
(1-a,d,l,
2-b,c,
3-e,
4-f,g,
5-h,I,
6-j,k,
7-m,n,o)
Câu 4 : Tìm bệnh tại sao cần phải theo tứ chẩn : vọng ,văn, vấn, thiết?
a-Để phân biệt tình trạng bệnh.
b-Để tìm ra chứng .
c-Để biết cách đối chứng trị liệu.
d-Cả ba câu trên đều sai.
e-Cả ba câu trên đều đúng.
(e)
Câu 5 : Tìm dấu hiệu Âm, Dương trong bát cương để làm gì ?
a-Để biết bệnh thuộc nóng hay lạnh.
b-Để biết bệnh thuộc biểu hay lý.
c-Để biết bệnh hư hay thực.
d-Để biết bệnh thuộc khí hay huyết
e-Cả bốn câu đều đúng.
(e)
Câu 6 : Đông y khám bệnh theo tứ chẩn và xếp loại theo bát cương để :
a-Tìm nguyên nhân gây bệnh.
b-Để tìm ra chứng.
c-Để biết cách chữa.
(c)
Câu 7 : Đông y quan sát bệnh hiện trên mặt qua 5 mầu để biết bệnh thuộc tạng nào như :
a-đỏ.
b-vàng.
c-trắng.
d-đen.
e-xanh.
1-Thuộc tạng tâm : ———-
2-Thuộc tạng can : ———-
3-Thuộc tạng tỳ: ———-
4-Thuộc tạng phế : ———-
5-Thuộc tạng thận : ———-
(1a,2e,3b,4c,5d)
Câu 8 : Chọn những dấu hiệu màu sắc sau đây cho phù hợp với 4 tình trạng bệnh :
a-Hư hay thực,
b-Nặng hay nhẹ ( biểu hay lý ),
c-Hàn hay nhiệt,
d-Đau đớn.
1-Mầu sắc hiện trên mặt nhạt hay đậm : ———-
2-Mầu sắc tối bầm hay tươi sáng : ———-
3-Mầu sắc trắng nhiều hay đỏ nhiều : ———-
4-Mầu sắc xanh nhiều hơn các mầu khác : ———-
(1a,
2b,
3c,
4d)
Câu 9 : Hãy chọn đúng những mầu sắc bệnh hiện trênmặt để xếp vào loại bệnh cho phù hợp như :
a-mầu đỏ,
b-mầu vàng,
c-mầu trắng,
d-mầu đen,
e-mầu xanh.
1-Bệnh khí huyết nhiệt, bệnh tim mạch, bệnh tiểu trường: ———-
2-Bệnh thuộc gan mật, phong đau nhức, tiêu hóa : ———-
3-Bệnh hô hấp,bệnh phổi, bệnh đường ruột : ———-
4-Bệnh thuộc ăn uống, hấp thụ, bệnh tỳ vị : ———-
5-Bệnh phù thủng, nhức xương, tiêu tiểu, đau lưng, thận: ———-
(1a,
2e,
3c,
4b,
5d)
Câu 10 : Quan sát trên mặt để tìm bệnh bằng các dấu hiệu tương xứng và phù hợp với bệnh như sau :
a-Khuôn mặt hốc hác .
b-Khuôn mặt sưng phù.
c-Da mặt có mụn sờ không đau.
d-Mặt và mắt đỏ.
1-Mụn âm do dương suy : ———-
2-Bệnh suy nhược kém hấp thụ : ———-
3-Cơ thể bị giữ nước do thiếu hỏa để chuyển hóa : ———-
4-Bệnh sốt do tâm nhiệt : ———-
(1c,
2a,
3b,
4d)
Câu 11 : Quan sát trên mặt để tìm bệnh bằng các dấu hiệu tương xứng và phù hợp với bệnh như sau :
a-Cổ và cằm đỏ.
b-Mặt một bên dầy một bên hóp.
c-Sau gáy tự nhiên có khối thịt mà người không mập.
d-Da mặt dầy không hồng hào.
1-Dấu hiệu thiếu khí : ———-
2-Bệnh hở hoặc hẹp van tim : ———-
3-Bệnh sốt do thận nhiệt : ———-
4-Dấu hiệu bệnh cao áp huyết : ———-
(1d,
2b,
3a,
4c)
Câu 12 : Chọn những dấu hiệu quan sát được xếp vào loại bệnh cho hợp lý , như :
a-Má có mầu trắng.
b-Má bên trái đỏ hơn.
c-Má bên phải đỏ hơn.
d-Tròng trắng mắt đục.
1-Bệnh sốt do can nhiệt : ———-
2-Bệnh thuộc phổi hàn : ———-
3-Bệnh thuộc chứng hàn : ———-
4-Bệnh sốt do phế nhiệt : ———-
(1c,
2a,
3d,
4b)
Câu 13 : Chọn những dấu hiệu quan sát được xếp vào loại bệnh cho hợp lý , như :
a-Hai bên mặt to bằng nhau ,
b-Một bên má dầy hơn má bên kia.
c-Một bên má bị hóp thấy rõ có ngấn vạch chia má trên và dưới thành hai phần .
d-Cằm có nọng thịt trông to hơn phần ở trán.
1-Dấu hiệu bệnh cao áp huyết : ———-
2-Dấu hiệu bệnh hở van tim : ———-
3-Dấu hiệu bệnh hẹp van tim : ———-
4-Dấu hiệu cơ sở của qủa tim tốt : ———-
(1d,
2b,
3c,
4a)
Câu 14 : Chọn những dấu hiệu quan sát được xếp vào loại bệnh cho hợp lý , như :
a-Mặt và mắt đỏ
b-Cằm và cổ đỏ .
c-Dưới chân tai sưng.
d-Sau gáy có khối thịt u mà người không có vẻ mập.
1-Dấu hiệu bệnh cao áp huyết : ———-
2-Dấu hiệu cơ thể bị nhiễm trùng : ———-
3-Dấu hiệu sốt do thận nhiệt : ———-
4-Dấu hiệu sốt do tâm nhiệt : ———-
(1d,
2c,
3b,
4a)
Câu 15 : Chọn những dấu hiệu quan sát được xếp vào loại bệnh cho hợp lý , như :
a-Mắt trong sáng .
b-Mắt đục .
c-Mắt mờ do hỏa vọng.
d-Mắt lờ đờ.
1-Dấu hiệu can khí khai khiếu ra mắt đủ : ———-
2-Dấu hiệu thần kinh suy nhược : ———-
3-Dấu hiệu can khí thực : ———-
4-Dấu hiệu can khí suy : ———-
(1a,
2d,
3c,
4b)
Câu 16 : Chọn những dấu hiệu quan sát được xếp vào loại bệnh cho hợp lý , như :
a-Mắt khô.
b-Mắt ướt.
c-Mắt có quầng thâm .
d-Tròng trắng mắt đục.
1-Dấu hiệu phổi yếu : ———-
2-Dấu hiệu thận thủy thiếu : ———-
3-Dấu hiệu thận thủy đủ : ———-
4-Dấu hiệu thận hư : ———-
(1d,
2a,
3b,
4c)
Câu 17 : Chọn những dấu hiệu quan sát được xếp vào loại bệnh cho hợp lý , như :
a-Tròng đen mắt bị đục.
b-Con ngươi nở to .
c-Con ngươi thu nhỏ.
d-Mắt có vết trắng lấn vào tròng đen.
1-Dấu hiệu cận thị : ———-
2-Dấu hiệu viễn thị : ———-
3-Dấu hiệu can hư : ———-
4-Dấu hiệu mắt có cườm : ———-
(1c,
2b,
3a,
4d)
Câu 18 : Chọn những dấu hiệu quan sát được xếp vào loại bệnh cho hợp lý , như :
a-Tròng trắng có nhiều gân máu đỏ .
b-Gai thị không đều.
c-Mắt lé .
d-Mắt và trong mí mắt xanh đục.
1-Dấu hiệu bạch cầu tăng hồng cầu giảm : ———-
2-Dấu hiệu can phong : ———-
3-Dấu hiệu can nhiệt phạm phế : ———-
4-Dấu hiệu loạn thị, loạn sắc : ———-
(1d,
2c,
3a,
4b)
Câu 19 : Chọn những dấu hiệu quan sát được xếp vào loại bệnh cho hợp lý , như :
a-Con ngươi mắt nở lớn.
b-Mí mắt sưng.
c-Mắt ưa nhắm không thích nhìn ai.
1-Bệnh thận dương hư : ———-
2-Tỳ vị nhiệt : ———-
3-Bệnh thuộc phế hư : ———-
(1a,
2b,
3c)
Câu 20 : Chọn những dấu hiệu bệnh quan sát được trên mặt xếp vào đúng loại bệnh chứng :
a-Môi tự nhiên sưng dầy lên.
b-Môi trắng nhợt hoặc xanh tím.
c-Môi khô nứt sưng đỏ.
1-Bệnh tỳ nhiệt : ———-
2-Bệnh thuộc hàn chứng : ———-
3-Bệnh thuộc nhiệt chứng : ———-
(1a,
2b,
3c)
Câu 21 :Chọn những dấu hiệu bệnh quan sát được trên mặt xếp vào đúng loại bệnh chứng :
a-Uống nước nhiều môi vẫn khô .
b-Môi nhợt nhạt.
c-Môi đỏ hơi sưng.
d-Môi dưới tự nhiên đỏ bầm,dầy và xệ .
1-Dấu hiệu thận dương suy không chuyển hóa thủy : ——
2-Chức năng tỳ hư : ———-
3-Dấu hiệu hở van tim : ———-
4-Dấu hiệu tỳ nhiệt : ———-
(1a,
2b,
3d,
4c)
Câu 22 : Chọn những dấu hiệu bệnh quan sát được trên mặt xếp vào đúng loại bệnh chứng :
a-Môi đỏ bầm tối .
b-Môi bị thâm đen vĩnh viễn .
c-Tự nhiên môi mép bên cao bên thấp.
d-Rãnh cười quanh môi mũi không đều.
1-Dấu hiệu ứ tắc huyết : ———-
2-Dấu hiệu dây chằng tử cung bị co rút : ———-
3-Dấu hiệu sắp bị trúng phong liệt mặt méo miệng :——
4-Dấu hiệu thận bị ngộ độc do truyền qúa nhiều nước biển, hoặc ở người nghiện hút ma túy, thuốc phiện——–
(1a,
2c,
3d,
4b)
Câu 23: Chọn những dấu hiệu bệnh quan sát được trên mặt xếp vào đúng loại bệnh chứng :
a-Quanh môi trên trắng xanh.
b-Môi và chung quanh môi trắng xanh.
c-Nhân trung lệch .
d-Nhân trung dài hoặc ngắn.
1-Dấu hiệu bệnh tiêu chảy, bụng lạnh : ———-
2-Dấu hiệu lệch tử cung : ———-
3-Dấu hiệu ung thư đường ruột : ———-
4-Dấu hiệu để biết chiều dài hoặc độ sâu của cơ quan sinh dục : ———-
(1a,
2c,
3b,
4d)
Câu 24 : Chọn những dấu hiệu bệnh quan sát được trên mặt xếp vào đúng loại bệnh chứng :
a-Mũi sưng.
b-Cánh mũi phập phồng.
c-Chân mũi nở nứt đỏ.
d-Sống mũi lệch.
1-Dấu hiệu do nhiễm trùng, viêm xoang : ———-
2-Dấu hiệu phế nhiễm cảm : ———-
3-Dấu hiệu tim bị thấp nhiệt : ———-
4-Dấu hiệu vách ngăn mũi lệch, bệnh polype (bướu thịt ): ———-
(1a,
2b,
3c,
4d)
Câu 25 : Chọn những dấu hiệu quan sát được ở lưỡi xếp vào đúng loại bệnh chứng :
a-Đầu lưỡi và mặt lưỡi trắng nhạt ướt.
b-Đầu lưỡi đỏ bầm.
c-Đầu lưỡi trắng .
d-Mặt lưỡi có rêu trắng dầy khô.
1-Bệnh vị nhiệt : ———-
2-Bệnh tâm hư hàn : ———-
3-Bệnh vị hàn : ———-
4-Bệnh tâm hư nhiệt : ———-
(1d,
2c,
3a,
4b)
Câu 26 : Chọn những dấu hiệu quan sát được ở lưỡi xếp vào đúng loại bệnh chứng :
a-Giữa lưỡi rách, rêu lưỡi vàng khô, dầy.
b-Cả lưỡi trắng ướt dầy to.
c-Mặt lưỡi mỏng hồng.
1-Bệnh tâm vị thực nhiệt : ———-
2-Bệnh phế vị thực hàn : ———-
3-Phế khí tốt : ———-
(1a,
2b,
3c)
Câu 27 : Chọn những dấu hiệu quan sát được ở lưỡi xếp vào đúng loại bệnh chứng :
a-Cả mặt lưỡi đỏ bầm khô .
b-Cạnh lưỡi có gai.
c-Mặt lưỡi có những nốt chấm tụ máu.
1-Bệnh tâm thực nhiệt : ———-
2-Bệnh thuộc can thực : ———-
3-Bệnh tâm can thực nhiệt : ———-
(1a,
2b,
3c)
Câu 28 : Xếp theo chứng, các dấu hiệu bệnh quan sát được ở rêu lưỡi như :
a-Rêu lưỡi trắng trơn, hoạt, nhuận, đầu lưỡi nở to.
b-Rêu lưỡi trắng nhạt, dầy, trơn, ướt.
c-Rêu trắng mỏng ướt.
d-Rêu lưỡi vàng hoặc nám đen .
1-Bệnh thuộc chứng nhiệt : ———-
2-Bệnh thuộc chứng biểu hàn : ———-
3-Bệnh thuộc chứng lý thực hàn : ———-
4-Bệnh thuộc biểu chứng : ———-
(1d,
2b,
3a,
4c.)
Câu 29 : Xếp theo chứng những dấu hiệu quan sát được ở lưỡi.
a-Rêu lưỡi trắng mỏng ướt.
b-Rêu lưỡi trắng nhạt.
c-Rêu lưỡi trắng nhạt dầy to .
d-Rêu lưỡi cứng sượng.
1-Bệnh thuộc lý chứng : ———-
2-Bệnh thuộc chứng vị hàn. ———-
3-Bệnh thuộc chứng hàn : ———-
4-Bệnh thuộc lý chứng thực hàn : ———-
(1c,
2a,
3b,
4d)
Câu 30 : Xếp theo chứng những dấu hiệu quan sát được ở lưỡi.
a-Lưỡi co rút.
b-Đầu lưỡi sậm rêu thô vàng hoặc đen khô, có vết nứt.
c-Gốc lưỡi sâu bên trong sưng đỏ.
d-Hai cạnh lưỡi hình răng cưa có gai, mầu đỏ bầm đen.
1-Bệnh nhiệt hỏa thiêu cân : ———-
2-Bệnh gan bị tổn thương thực thể như, chai gan, viêm gan A,B,C. : ———-
3-Bệnh thận thủy hư : ———-
4-Bệnh thuộc lý chứng hư nhiệt : ———-
(1a,
2d,
3c,
4b)
Câu 31 : Xếp theo bệnh khi quan sát răng, nướu, có những dấu hiệu sau :
a-Nướu răng lỏng lẻo.
b-Sưng nướu răng .
c-Răng tốt, men răng bóng .
d-Răng khô.
1-Tỳ vị thực nhiệt : ———-
2-Bao tử tích nhiệt độc : ———-
3-Thận dương hư : ———-
4-Thận dương tốt : ———-
(1a,
2b,
3d,
4c)
Câu 32 : Xếp theo bệnh khi quan sát răng, nướu, có những dấu hiệu sau :
a-Chân răng chắc .
b-Răng không bóng, ngả mầu tối đen.
c-Nướu răng có mụn bọc mủ.
1-Chức năng tỳ vị tốt : ———-
2-Chức năng tỳ vị hư : ———-
3-Chức năng chuyển hóa thận âm dương đều hư :———
(1a,
2c,
3b)
Câu 33 : Xếp theo bệnh khi quan sát tai có những dấu hiệu sau :
a-Có hột cứng không đau chìm trong da tai.
b-Mầu sắc hai tai trắng nhạt hơn mầu da mặt.
c-Hai tai dầy to như sưng, mầu trắng xanh.
d-Mầu phần tai trên trắng, phần dưới hồng.
1-Cơ thể có bướu hay hạch : ———-
2-Thận âm dương đều hư : ———-
3-Thận liệt do bị phù nước : ———-
4-Tuyến thượng thận bệnh : ———-
(1a,
2b,
3c,
4d)
Câu 34: Xếp theo bệnh khi quan sát tai có những dấu hiệu sau :
a-Phần vành tai trên mọng nước.
b-Một tai to hơn tai kia mầu sắc trắng .
c-Một tai mầu sắc đỏ đậm tối.
d-Một bên vành tai mở rộng ra.
1-Một thận bị sưng : ———-
2-Thận dương hư : ———-
3-Một thận bị hư nhiệt : ———-
4-Thận ngộ độc thuốc : ———-
(1b,
2a,
3c,
4d)
Câu 35 : Xếp theo bệnh khi quan sát móng tay chân có những dấu hiệu lâm sàng như :
a-Móng tay có phao trắng.
b-Móng xanh tím.
c-Móng đỏ bầm.
d-Móng tay đen như nhuộm chàm.
1-Bệnh hở van tim : ———-
2-Bệnh thuộc dinh dưỡng sai : ———-
3-Bệnh nấm : ———-
4-Bệnh thuộc chứng nhiệt : ———-
(1d,
2a,
3b,
4c)
Câu 36 : Xếp theo bệnh khi quan sát móng tay chân có những dấu hiệu lâm sàng như :
a- Móng tay mỏng hồng.
b- Móng tay mỏng trắng.
c- Móng tay cứng khô.
d- Móng tay cứng hồng dầy, bền.
1-Khí huyết đủ không có bệnh : ———-
2-Bệnh khí đủ huyết thiếu : ———-
3-Bệnh huyết đủ khí dư : ———-
4-Bệnh khí dư huyết thiếu : ———-
(1a,
2b,
3d,
4c)
Câu 37 : Xếp theo bệnh khi quan sát móng tay chân có những dấu hiệu lâm sàng như :
a- Móng chân tay khô nứt dọc thành rãnh.
b- Móng chân hai mầu vàng trắng khô sước .
c- Móng chân đen, biến dạng .
d- Móng tay trắng nhạt không có máu .
1-Bệnh sida : ———-
2-Bệnh khí huyết đều thiếu : ———-
3-Bệnh liên quan đến gan thận : ———-
4-Dấu hiệu bệnh nấm : ———-
(1b,
2d,
3c,
4a)
Câu 38 : Xếp theo bệnh khi quan sát da tay chân có dấu hiệu như :
a-Da khô mốc.
b-Hở lỗ chân lông.
c-Da cổ chân bóng.
d-Da phù bấm vào lõm xuống.
e-Da có vết bầm sưng đỏ đau .
1-Bệnh phù nước do tâm hỏa hư : ———-
2-Bệnh chứng thận hư : ———-
3-Bệnh ứ huyết thực chứng : ———-
4-Bệnh thuộc phế dương hư : ———-
5-Thận thực hàn : ———-
(1d,
2a,
3e,
4b,
5c)
Câu 39 : Xếp theo bệnh khi quan sát da tay chân có dấu hiệu như :
a- Da phù bấm vào nổi lên.
b- Da tụ vết bầm máu không biết đau.
c- Da nổi mụn chìm không đau.
d- Da nổi mụn có ngòi trắng, sờ vào đau.
e- Da cổ chân bầm đen.
1-Bệnh chứng tiểu đường : ———-
2-Bệnh phù khí do thận dương : ———-
3-Mụn dương do nhiệt độc : ———-
4-Chức năng thận dương hư : ———-
5-Mụn âm do huyết âm hư : ———-
(1b,
2a,
3d,
4e,
5c)
Câu 40 : Xếp theo bệnh khi quan sát nghe bằng tai về âm thanh, tiếng nói, hơi thở, có những dấu hiệu như :
a- Hơi thở ngắn, nhẹ, yếu.
b- Hơi thở ngắn, kéo suyễn.
c- Hơi thở nghẹt kéo đờm.
d- Thở hụt hơi.
1-Chứng phế khí hư : ———-
2-Chứng hàn : ———-
3-Biểu chứng : ———-
4-Lý chứng: ———-
(1a,
2b,
3c,
4d)
Câu 41 : Xếp theo bệnh khi quan sát nghe bằng tai về âm thanh, tiếng nói, hơi thở, có những dấu hiệu như :
a-Thở khí nghịch.
b-Nói nhỏ khẽ.
c-Thở yếu ngắn hơi, nói ít, nhỏ, yếu.
d-Hơi thở to gấp, khò khè.
1-Trường vị thực : ———-
2-Bệnh thuộc chứng âm hư : ———-
3-Phế vị khí hư, dấu hiệu bướu ngực : ———-
4-Tạng phế thực : ———-
(1a,
2c,
3b,
4d)
Câu 42: Xếp theo bệnh khi quan sát nghe bằng tai về âm thanh, tiếng nói, hơi thở, có những dấu hiệu như
a- Nói cuồng, la hét, ưa nói nhiều.
b- Nói xàm, mê sảng.
c- Cười nói hoài.
1-Chứng trường vị thực : ———-
2-Chứng tâm thực : ———-
3-Bệnh thuộc dương chứng : ———-
(1b,
2c,
3a)
Câu 43 : Xếp theo bệnh khi quan sát nghe bằng tai về âm thanh, tiếng nói, hơi thở, có những dấu hiệu như :
a -Có bệnh nhưng tiếng nói bình thường có sức.
b-Nói nhiều, thở mạnh, bực bội.
c-Nói ít, thở khẽ, nhẹ.
1-Bệnh thuộc biểu : ———-
2-Nhiệt chứng : ———-
3-Hàn chứng : ———-
(1a,
2b,
3c)
Câu 44 : Xếp theo bệnh khi quan sát nghe bằng tai về âm thanh, tiếng nói, hơi thở, có những dấu hiệu như :
a-Nói ít, yếu nhỏ khẽ, không thích nói, hơi thở ngắn.
b-Hay cáu giận.
c-Tiếng nói rổn rảng, ưa chửi mắng.
d-Ít nói, mệt mỏi, yếu sức.
1-Bệnh thuộc lý chứng : ———-
2-Bệnh thuộc dương chứng : ———-
3-Chứng can thực : ———-
4-Bệnh thuộc âm chứng: ———-
(1a,
2c,
3b,
4d)
Câu 45 : Xếp theo bệnh khi quan sát nghe bằng tai về âm thanh, tiếng nói, hơi thở,có những dấu hiệu như :
a-Thở mạnh, bực bội.
b-Ưa thở dài chán nản.
c-Phát âm cao, cường độ mạnh.
d-Phát âm thất thanh.
1-Chứng phế khí thực : ———-
2-Tạng phế hư : ———-
3-Chứng tâm can thực : ———-
4-Chứng tâm thận thực : ———-
(1a,
2b,
3c,
4d)
Câu 46 : Xếp loại bệnh sau khi đặt câu hỏi về ăn uống để xác nhận tình trạng và tính chất bệnh, như :
a-Không muốn ăn, miệng khô khát.
b-Ăn không tiêu đầy bụng, không muốn ăn.
c-Lo buồn không muốn ăn.
d-Kém ăn, không cảm giác mùi vị.
1-Do thận hư thuộc hư chứng : ———-
2-Bệnh thuộc dương chứng : ———-
3-Bệnh thuộc tỳ hư : ———-
4-Bệnh thuộc âm chứng : ———-
(1a,
2b,
3c,
4d)
Câu 47 : Xếp loại bệnh sau khi đặt câu hỏi về ăn để xác nhận tình trạng và tính chất bệnh, như :
a-Đầy bụng không muốn ăn do khí hư.
b-Bụng nặng, ăn không tiêu, biếng vận động.
c-Bụng đầy,miệng có nước chua, ợ hôi.
d-Ăn không tiêu, bụng đầy, lạnh.
1-Bệnh thuộc thực chứng : ———-
2-Bệnh thuộc thận hư : ———-
3-Bệnh thuộc tỳ hư : ———-
4-Bệnh thuộc hư chứng : ———-
(1c,
2d,
3b,
4a)
Câu 48 : Xếp loại bệnh sau khi đặt câu hỏi về ăn để xác nhận tình trạng và tính chất bệnh, như :
a-Ăn vào bụng đầy trướng, nấc cục ợ chua.
b-Ăn vào, bụng trướng, đau quanh rốn.
c-Bụng bị gò thắt ở trung tiêu .
d-Bụng dưới đau như dùi đâm ở một chỗ cố định.
1-Chứng huyết thực ở hạ tiêu : ———-
2-Chứng huyết thực trung tiêu : ———-
3-Bệnh trường vị thực : ———-
4-Bệnh vị khí thực : ———-
(1d,
2c,
3b,
4a)
Câu 49 : Xếp loại bệnh sau khi đặt câu hỏi về ăn để xác nhận tình trạng và tính chất bệnh, như :
a-Ăn vào đau sườn bụng.
b-Bụng sưng đầy, bí đại tiện.
c-Bụng đau tức dưới hạ tiêu.
d-Ưa ăn nóng, hay nhổ nước bọt.
1-Bệnh thuộc hàn chứng : ———-
2-Chứng tỳ thực : ———-
3-Chứng thận hư : ———-
4-Chứng can thực : ———-
(1d,
2b,
3c,
4a)
Câu 50 : Xếp loại bệnh sau khi đặt câu hỏi về ăn để xác nhận tình trạng và tính chất bệnh, như :
a-Ưa thức ăn mát, ít nhổ nước bọt.
b-Ăn buồn nôn, tiêu chảy, chi lạnh.
c-Bụng đầy, táo bón.
1-Bệnh thuộc nhiệt chứng : ———-
2-Bệnh thuộc lý chứng : ———-
3-Chứng lý thực : ———-
(1a,
2b,
3c)
Câu 51 : Xếp loại bệnh sau khi đặt câu hỏi về uống nước để xác nhận tình trạng và tính chất bệnh, như :
a-Không khát,thích uống nước nóng.
b-Miệng khô khát, thích uống nhiều nước mát lạnh.
c-Thích uống nước nóng ấm mà không dám uống.
d-Không khát, ưa uống nóng.
1-Bệnh thuộc dương chứng : ———-
2-Bệnh thuộc âm chứng : ———-
3-Bệnh thuộc hư chứng : ———-
4-Bệnh thuộc hàn chứng : ———-
(1b,
2a,
3c,
4d)
Câu 52 : Xếp loại bệnh sau khi đặt câu hỏi về uống nước để xác nhận tình trạng và tính chất bệnh, như :
a-Hay khát, thích uống nước mát lạnh.
b-Không khát, sợ lạnh, chi lạnh.
c-Khát, người nóng dữ dội.
d-Môi đỏ, khô khát, ít nước miếng, người nóng.
1-Bệnh thuộc lý chứng : ———-
2-Bệnh thuộc chứng lý hàn : ———-
3-Bệnh thuộc nhiệt chứng : ———-
4-Bệnh thuộc chứng lý nhiệt : ———-
(1a,
2b,
3c,
4d)
Câu 53 : Xếp loại bệnh sau khi quan sát tinh thần bệnh nhân qua các dấu hiệu lâm sàng sau :
a-Mất ngủ, suy nhược, chân tay máy động .
b-Bụng đau lâm râm ưa xoa nắn.
c-Gân co rút, hay sợ.
d-Hay lo buồn.
e-Hay bi thương.
1-Chứng tâm hư : ———-
2-Bệnh thuộc hư chứng: ———-
3-Bệnh thuộc âm chứng : ———-
4-Chứng can hư : ———-
5-Chứng tỳ hư : ———-
(1e,
2a,
3b,
4c,
5d)
Câu 54 : Xếp loại bệnh sau khi quan sát tinh thần bệnh nhân qua các dấu hiệu lâm sàng sau :
a-Thần trí hôn mê li bì.
b-Tâm phiền muộn, môi đỏ .
c-Ưa hồi hộp.
1-Bệnh thuộc lý chứng : ———-
2-Bệnh thuộc lý nhiệt : ———-
3-Bệnh thuộc lý hư : ———-
(1a,
2b,
3c)
Câu 55 : Xếp loại bệnh sau khi quan sát tinh thần bệnh nhân qua các dấu hiệu lâm sàng sau :
a-Tâm phiền táo.
b-Ít nói, mệt mỏi, hồi hộp.
c-Tinh thần mệt mỏi, lờ đờ, không linh hoạt.
d-Tinh thần cuồng táo, bức rứt chẳng yên.
1-Bệnh thuộc âm chứng : ———-
2-Bệnh thuộc chứng lý hư : ———-
3-Bệnh thuộc chứng lý thực : ———-
4-Bệnh thuộc dương chứng. : ———-
(1c,
2b,
3a,
4d)
Câu 56 : Xếp loại bệnh sau khi hỏi hoặc quan sát bệnh nhân lúc ngủ qua các dấu hiệu lâm sàng sau :
a-Ngủ thích đắp chăn mặc dù thời tiết không lạnh.
b-Ngủ không thích đắp chăn mặc dù thời tiết hơi lạnh.
c-Mất ngủ, đêm cảm thấy nóng.
1-Chứng huyết hư : ———-
2-Bệnh thuộc âm chứng : ———-
3-Bệnh thuộc dương chứng : ———-
(1c,
2a,
3b)
Câu 57 : Xếp loại bệnh sau khi hỏi hoặc quan sát bệnh nhân lúc ngủ qua các dấu hiệu lâm sàng sau :
a-Khi ngủ chân tay hay co giật, rút đau.
b-Thân nặng nề mệt mỏi, nằm co.
c-Ngủ hay lăn lộn, nằm ngửa ưa duỗi thẳng chân.
1-Bệnh thuộc nhiệt chứng : ———-
2-Bệnh thuộc huyết hư: ———-
3-Bệnh thuộc âm chứng : ———-
(1c,
2a,
3b)
Câu 58 : Xếp loại bệnh sau khi đặt câu hỏi về nước tiểu để xác nhận tình trạng và tính chất bệnh như :
a-Tiểu vặt nhiều lần, nước trong.
b-Tiểu ngắn, ít, nước trong.
c-Tiểu ngắn ít, nước tiểu đỏ.
d-Tiểu không cầm dứt, đái són.
1-Bệnh thuộc chứng âm hư : ———-
2-Bệnh thuộc âm chứng : ———-
3-Bệnh thuộc dương chứng : ———-
4-Bệnh thuộc thận hư : ———-
(1a,
2b,
3c,
4d)
Câu 59 : Xếp loại bệnh sau khi đặt câu hỏi về nước tiểu để xác nhận tình trạng và tính chất bệnh như :
a-Tiểu nhiều, nước trong .
b-Uống nước vào tiểu ra ngay.
c-Nước tiểu có bọt lâu tan.
1-Bệnh tiểu đường : ———-
2-Bệnh thuộc hàn chứng : ———-
3-Chứng thận dương hư : ———-
(1c,
2a,
3b)
Câu 60 : Xếp loại bệnh sau khi đặt câu hỏi về nước tiểu để xác nhận tình trạng và tính chất bệnh như :
a-Tiểu khó, mắc tiểu mà tiểu không ra, hay làm mệt.
b-Mắc tiểu nhiều lần, tiểu gắt, khó, nước tiểu nóng.
c-Tiểu nhiều nước vàng nhạt, một hai lần trong ngày.
d-Tiểu nhiều lần, uống nước vào tiểu ra ngay, hay tiểu đêm, nước trong .
1-Bình thường không bệnh : ———-
2-Bệnh do tạng tâm, tỳ, thận thiếu khí và huyết : ———-
3-Chứng thận âm hư, tâm hỏa thực : ———-
4-Chứng thận khí hư : ———-
(1c,
2a,
3b,
4d)
Câu 61 : Xếp loại bệnh sau khi đặt câu hỏi về nước tiểu để xác nhận tình trạng và tính chất bệnh như :
a-Mắc tiểu luôn, tiểu khó, ra máu đỏ, đau ống dẫn tiểu.
b-Nước tiểu vẩn đục như sữa.
c-Nước tiểu có mỡ.
d-Mắc đi tiểu gấp nhiều lần, nóng rát, ra ít một, mầu vàng sậm.
1-Chứng tiểu trường thực nhiệt : ———-
2-Chứng tiểu trường hư hàn : ———-
3-Chứng lâm dưỡng trấp niệu do thận hư mãn tính : ——-
4-Chứng lâm do thực nhiệt : ———-
(1a,
2b,
3c,
4d)
Câu 62 : Xếp loại bệnh sau khi đặt câu hỏi về nước tiểu để xác nhận tình trạng và tính chất bệnh như :
a-Tiểu ra máu, mình nóng, mê sảng.
b-Tiểu đỏ rít, phiền khát.
c-Tiểu nóng, di tinh.
d-Tiểu vặt lắt nhắt không thông, nước tiểu trong .
1-Chứng tiểu trường hư hàn : ———-
2-Chứng tâm thận bất giao : ———-
3-Chứng tâm nhiệt : ———-
4-Chứng tâm thực (giai đoạn nhiễm độc thần kinh nặng): ———-
(1d,
2c,
3b,
4a)
Câu 63 : Xếp loại bệnh sau khi đặt câu hỏi về nước tiểu để xác nhận tình trạng và tính chất bệnh như :
a-Tiểu đỏ rít đau ống dẫn tiểu hoặc tiểu ra máu, lưỡi đỏ rêu vàng .
b-Tiểu khó nước tiểu đỏ, đi ít một, thường nằm co gấp chân trái.
c-Bí tiểu, iả chảy, không thích uống nước.
d-Tiểu ít màu vàng nghệ.
1-Chứng tỳ vị thấp nhiệt : ———-
2-Chứng tỳ bị thấp tà : ———-
3-Chứng tiểu trường ung : ———-
4-Chứng tiểu trường thực nhiệt : ———-
(1a,
2d,
3b,
4c)
Câu 64 : Xếp loại bệnh sau khi đặt câu hỏi về nước tiểu để xác nhận tình trạng và tính chất bệnh như :
a-Tiểu bí, phù thủng, thích uống nước nóng.
b-Đái không tự chủ, nước tiểu đỏ vàng.
c-Hay tiểu đêm.
1-Chứng thận dương hư : ———-
2-Chứng thận khí hư ( thường gặp ở người già ) :———-
3-Chứng tỳ dương hư : ———-
(1c,
2b,
3a)
Câu 65 : Xếp loại bệnh sau khi đặt câu hỏi về nước tiểu để xác nhận tình trạng và tính chất bệnh như :
a-Tiểu ít, phù thủng.
b-Tiểu ra máu, gan bàn chân nóng.
c-Mắc đi tiểu luôn, thận nở to.
d-Đái són từng giọt đau buốt.
1-Chứng thận nhiệt : ———-
2-Chứng thận hàn : ———-
3-Chứng thận thực : ———-
4-Chứng thận hư thủy phiếm : ———-
(1b,
2c,
3d,
4a)
Câu 66 : Xếp loại bệnh sau khi đặt câu hỏi về nước tiểu để xác nhận tình trạng và tính chất bệnh như :
a-Đái són đái vội như muốn vãi đái mà không đái được, nước tiểu trong, đái nhỏ giọt không dứt .
b-Bí tiểu hoặc khó tiểu .
c-Tiểu nhiều lần, đái vội, lượng ít, đau ống dẫn tiểu, nước tiểu vàng sậm hoặc ra máu.
d-Đang tiểu bị tắc nửa chừng, tiểu đau, nước vàng đục có lẫn cát và máu .
1-Chứng sa lâm : ———-
2-Chứng bàng quang thấp nhiệt : ———-
3-Chứng bàng quang khí bế : ———-
4-Chứng bàng quang hư hàn : ———-
(1d,
2c,
3b,
4a)
Câu 67 : Xếp loại bệnh sau khi đặt câu hỏi về đại tiện để xác nhận tình trạng và tính chất bệnh, như :
a-Phân hôi tanh nhão.
b-Phân cứng hôi khắm nồng nặc.
c-Đi cầu nước lỏng.
d-Hai ba ngày mới đi cầu, nếu đi được thì phân nhão ra ít một .
1-Bệnh thuộc âm chứng : ———-
2-Bệnh thuộc dương chứng : ———-
3-Bệnh thuộc khí hư : ———-
4-Bệnh bón giả do thận khí hư : ———-
(1c,
2b,
3a,
4d)
Câu 68 : Xếp loại bệnh sau khi đặt câu hỏi về đại tiện để xác nhận tình trạng và tính chất bệnh, như :
a-Bí đại tiểu tiện.
b-Đi cầu phân lỏng nhão.
c-Bón, phân cứng thành cục mấy ngày mới ra.
d-Tiêu chảy nôn mửa ( thượng thổ hạ tả ).
1-Bệnh thuộc hàn chứng : ———-
2-Chứng tỳ thực : ———-
3-Bệnh thuộc nhiệt chứng : ———-
4-Bệnh thuộc lý hàn : ———-
(1b,
2c,
3a,
4d)
Câu 69: Xếp loại bệnh sau khi đặt câu hỏi về đại tiện để xác nhận tình trạng và tính chất bệnh, như :
a-Đại tiện lỏng, mệt mỏi, chi lạnh.
b-Đại tiện phân không thành khuôn tròn, lúc nào cũng bị lẹm một bên.
c-Tiêu chảy ban đêm.
d-Đi cầu ra máu bầm hoặc phân nâu.
1-Chứng thận khí hư nặng : ———-
2-Bệnh thuộc hàn chứng : ———-
3-Bệnh thuộc tiểu trường hư hàn : ———-
4-Dấu hiệu có bướu trong trực trường : ———-
(1c,
2a,
3d,
4b)
Câu 70: Xếp loại bệnh sau khi đặt câu hỏi về đại tiện để xác nhận tình trạng và tính chất bệnh, như :
a-Đi cầu phân nhão lỏng.
b-Tiêu chảy kiết lỵ .
c-Uống nước nhiều mà đại tiện táo kết.
d-Tiêu chảy hoặc kiết lỵ kéo dài mệt mỏi, mãn tính.
1-Chứng tỳ dương hư : ———-
2-Chứng tỳ âm hư : ———-
3-Chứng tỳ hư hạ hãm : ———-
4-Chứng tâm tỳ hư : ———-
(1a,
2d,
3c,
4b)
Câu 71 : Xếp loại bệnh sau khi đặt câu hỏi về đại tiện để xác nhận tình trạng và tính chất bệnh, như :
a-Phân lỏng, tiểu ít.
b-Đại tiểu tiện lỏng, ra máu, bụng trướng căng.
c-Iả lỏng, chi lạnh, phù thủng.
d-Không thích ăn, hễ ăn vào là tiêu chảy.
e-Hễ ăn thức ăn sống lạnh vào là đau bụng đi cầu ngay, phân ra nước trong.
1-Chứng tỳ dương hư : ———-
2-Chứng vị hư : ———-
3-Chứng tỳ thận dương hư : ———-
4-Chứng tỳ khí hư : ———-
5-Chứng tỳ thấp hàn : ———-
(1a,
2b,
3e,
4d,
5c)
Câu 72 : Xếp loại bệnh sau khi đặt câu hỏi về đại tiện để xác nhận tình trạng và tính chất bệnh, như :
a-Đại tiện khô, phân ra từng cục.
b-Đại tiện ra phân đen, miệng chua đắng.
c-Phân ra không thành khuôn.
d-Ăn không tiêu, ợ hôi, chua, bón hoặc tiêu chảy nhiều lần mỗi lần ra ít có mùi hôi gắt.
e-Đi cầu ra máu nhỏ giọt trước khi ra phân.
1-Chứng vị thực : ———-
2-Chứng tỳ vị hư hàn : ———-
3-Chứng can vị bất hòa : ———-
4-Chứng vị nhiệt : ———-
5-Chứng cận huyết ( nhiệt độc trường vị hoặc bệnh trĩ ) : ———-
(1a,
2c,
3b,
4d,
5e)
Câu 73 : Xếp loại bệnh sau khi đặt câu hỏi về đại tiện để xác nhận tình trạng và tính chất bệnh, như :
a-Sôi ruột, tiêu chảy phân sống sít, mầu phân nhạt.
b-Sôi ruột, iả phân cò hay iả ra nước.
c-Bón hoặc iả lỏng phân có mủ máu đờm sắc đỏ trắng lẫn lộn, hôi nồng nặc.
d-Kiết lỵ ra máu.
e-Đại tiện nhầy hay đi lúc gần sáng.
1-Chứng đại trường thấp nhiệt ( trong bệnh viêm ruột cấp tính ) : ———-
2-Chứng đại trường thực nhiệt : ———-
3-Chứng đại trường hư hàn ( trong bệnh viêm ruột mãn tính ) : ———-
4-Chứng đại trường hư : ———-
5-Chứng thận dương hư : ———-
(1d,
2c,
3b,
4a,
5e)
Câu 74: Xếp loại bệnh sau khi đặt câu hỏi về tinh thần vàsự ngủ nghỉ để xác nhận tình trạng và tính chất bệnh ,như :
a-Mất ngủ, đêm cảm thấy nóng, thịt co giật, đau.
b-Hay bi thương.
c-Hay sợ, mắt mờ.
d-Hay lo buồn, người nặng nề.
1-Bệnh thuộc hư chứng : ———-
2-Chứng can hư : ———-
3-Chứng tâm hư : ———-
4-Chứng tỳ hư : ———-
(1a,
2c,
3b,
4d)
Câu 75 : Xếp loại bệnh sau khi đặt câu hỏi về tinh thần và sự ngủ nghỉ để xác nhận tình trạng và tính chất bệnh , như :
a-Trầm tĩnh im lặng hoặc uể oải.
b-Tinh thần bức rứt không yên
c-Hay lăn lộn, ưa nằm duỗi thẳng chân.
d-Ưa rút chân nằm co sợ lạnh.
1-Chứng nhiệt : ———-
2-Chứng hàn : ———-
(1bc,
2ad)
Câu 76 : Xếp loại bệnh sau khi đặt câu hỏi về tinh thần và sự ngủ nghỉ để xác nhận tình trạng và tính chất bệnh , như :
a-Thần chí hôn mê li bì.
b-Tâm phiền, bức rứt.
c- Ớn lạnh không mồ hôi.
d-Ớn lạnh phát nóng.
1-Biểu chứng : ———-
2-Lý chứng : ———-
3-Chứng biểu hàn : ———-
4-Chứng lý thực : ———-
(1d,
2a,
3c,
4b)
Câu77 : Xếp loại bệnh sau khi đặt câu hỏi về tinh thần và sự ngủ nghỉ để xác nhận tình trạng và tính chất bệnh , như :
a-Sợ gió mình nóng .
b-Phát nóng, khát, tâm phiền.
c-Phát nóng ớn lạnh, hồi hộp xây xẩm.
d-Sợ gió tự ra mồ hôi.
1-Chứng lý nhiệt : ———-
2-Chứng biểu nhiệt : ———-
3-Chứng lý hư : ———-
4-Chứng biểu hư : ———-
(1b,
2a,
3c,
4d)
Câu 78 : Xếp loại bệnh sau khi đặt câu hỏi về tinh thần và sự ngủ nghỉ để xác nhận tình trạng và tính chất bệnh , như :
a-Mệt mỏi, yếu, nặng nề, nằm co.
b-Không thích nói, muốn nằm yên.
c-Cuồng táo bực bội chẳng yên .
d-Nói cuồng la hết chửi mắng.
1-Dương chứng : ———-
2-Âm chứng : ———-
(1cd,
2ab)
Câu 79 : Xếp loại bệnh sau khi đặt câu hỏi về tinh thần và sự ngủ nghỉ để xác nhận tình trạng và tính chất bệnh , như :
a-Hay bi thương.
b-Hay lo buồn.
c-Suy nhược, bức rứt, đêm cảm thấy nóng.
d-Mờ mắt, hay sợ, co gân.
1-Chứng huyết hư : ———-
2-Chứng Tâm hư : ———-
3-Chứng Tỳ hư : ———-
4-Chứng can hư : ———-
(1c,
2a,
3b,
4d)
Câu 80 : Xếp các dấu hiệu sau đây theo chứng :
a-Suyễn nhiệt.
b-Thở khẽ.
c-Sắc mặt trắng nhạt.
d-Lỗ chân lông mở.
e-Cổ khô ít nước miếng.
1-Thực chứng : ———-
2-Hư chứng : ———-
(1ad,
2bce)
Câu 81 : Xếp các dấu hiệu sau đây theo chứng :
a-Da khô nhăn, lạnh.
b-Tự xuất mồ hôi.
c-Ít nước miếng.
d-Tiếng nói to.
1-Thực chứng : ———-
2-Hư chứng : ———-
(1d,
2abc)
Câu 82 : Theo kết qủa xét nghiệm của tây y, phân loại chứng bệnh theo hàn, nhiệt :
a-Hồng cầu huyết sắc tố thấp.
b-Hồng cầu huyết sắc tố cao.
c-Tiểu nhiều làm uré máu giảm thấp.
d-Tiểu ít, uré máu tăng.
1-Hàn chứng : ———-
2-Nhiệt chứng : ———-
(1ac,
2bd)
Câu 83 : Theo kết qủa xét nghiệm của tây y, phân loại chứng bệnh theo hàn, nhiệt :
a-Nhịp mạch chậm áp huyết thấp.
b-Nhịp mạch nhanh áp huyết cao.
c-Thần kinh ức chế, trầm cảm.
d-Thần kinh hưng phấn, tăng nhiệt.
e-Gamma globulin thấp, tứ chi lạnh.
f-Gamma globulin cao, tứ chi nóng.
1-Chứng nhiệt : ———-
2-Chứng hàn : ———-
(1bdf,
2ace)
Thân
doducngoc
Nguồn tin: Thầy Đỗ Đức Ngọc
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chúng tôi trên mạng xã hội