Hỏi cách chữa suy nhược sau khi sanh …

Hỏi cách chữa suy nhược sau khi sanh bị rối loạn tiêu hóa đau bụng khung đại trường, viêm xoang, đau lưng, kinh nguyệt kéo dài 7 ngày, lạnh chân tay.
Hình minh họa
Hình minh họa

Câu hỏi:

Cháu chào bác.

Cháu đang tập theo các bài hướng dẫn của bác: Thở Đan điền tinh, Thở Đan điền thần, và bài kéo chân ép sát làm mềm bụng, thở ra.

Nhiều lần cháu muốn hỏi thêm bác nhưng sợ bác luôn bận rộn nên lại thôi. Sáng nay cháu cũng vừa gọi điện thoại nhưng một hồi chuông xong cháu lại nghĩ bác bận bao nhiêu bệnh nhân mà còn để bác trả lời điện thoại thì không nên, nên cháu lại email, lúc nào bác có thì giờ thì bác check mail vậy.

Cháu xin kể chi tiết tình trạng sức khỏe của cháu.

Cháu 30 tuổi, đang sống ở Berlin, Đức.Cháu có 1 con gái 4 tuổi, sau khi sinh con thì tinh thần của cháu bị suy nhược nhiều, hay lo nghĩ, người gầy. 2 năm trở lại đây cháu còn bị rối loạn tiêu hóa, hay đau dọc theo khung đại tràng. Nếu ăn uống kiêng khem kỹ thì đi ngoài bình thường, còn nếu ăn cá, hải sản, rau cải các loại, rau đay, mồng tơi,…bột sắn kể cả nấu chín, rau sống, ăn sữa chua hay các loại sản phẩm từ sữa, thậm chí một số loại hoa quả là cháu đi ngoài phân nát và đau bụng.

Nên gần như cháu chỉ ăn cơm với thịt, lâu lâu ăn ít rau muống hoặc một chút ít hoa quả, rất là ít thôi. Nhưng ăn như thế rất nóng bụng, nóng phổi, nên dù đi ngoài, thi thoảng cháu vẫn phải ăn vài đồ mát. ăn xong lại phải kiêng đến cả tuần thì tiêu hóa mới trở lại bình thường.

Cơ thể thiếu chất, cháu cao 1m57 mà nặng có 40kg, dù cơm với thịt cháu cố ăn rất nhiều mà cũng chả tăng cân được. Ngày trước chưa lấy chồng thì cháu lúc nào cũng 49-50 kg, rất là mập.Lấy chồng là giảm xuống 44,45 kg, sinh con xong thì còn 40kg.

Nội tiết tố của cháu cũng không tốt, hay bị đau lưng, hành kinh 7 ngày.

Huyết áp từ trước đến giờ luôn ở mức 60/90-100. Chân tay hay bị lạnh

Cháu còn bị viêm xoang mãn tính từ khi 8 tuổi, hồi bé hay bị nhức đầu, lớn lên do biết giữ gìn và tập luyện nên đỡ hơn, thi thoảng chỉ hắt hơi sổ mũi thôi.

Cháu ngủ hay mơ mộng, da xanh tái.

Khám sức khỏe bình thường, không thiếu máu mà cholesterol còn hơi cao, sắt hơi cao và vitamin B12 cũng hơi cao.

Vậy mong bác cho cháu lời khuyên. Cháu vẫn chăm chỉ luyện tập.

Cháu cảm ơn bác nhiều. Mong có dịp bác qua Đức để gặp được bác thì tốt quá.

Cháu D. C.

Trả lời :

A-Nguyên nhân :

Chức năng hấp thụ và chuyển hóa của tỳ vị hư. Theo ngũ hành, tỳ thổ hư không nuôi phế kim làm viêm xoang. Gốc của tỳ vị hư do tâm hỏa suy, cơ thể không đủ nhiệt lượng giúp tỳ vị hấp thụ và chuyển hóa thức ăn, nên hay bị tiêu chảy, tại sao tâm hỏa hư vì mẹ nó là gan mộc hư không nuôi nó. Can mộc âm thiếu máu, vì can tàng huyết, mà gan không có đủ lượng máu cung cấp cho tim làm nhiệm vụ đẩy máu tuần hoàn đi nuôi khắp cơ thể. Thành phần chắt sắt, hồng cầu B12 trong máu đủ, nhưng số lượng máu không đủ, gốc bệnh ở đây.

Những triệu chứng của người bị thiếu máu thì xanh xao, chóng mặt, đau đầu, ù tai, ăn không tiêu, đau bụng khi hành kinh, kinh ra không đều, khi đến tuổi tắt kinh dễ bị làm băng, ung thư tử cung, chân tay lạnh, kém trí nhớ, rụng tóc, tim yếu, hồi hộp lo sợ, hay bị ác mộng, dễ bị lây nhiễm bệnh…Chất sắt hơi cao, không phải trong người dư chất sắt, mà thiếu oxy để trung hòa với chất sắt để duy trì công thức máu, vì thành phần máu đỏ là Fe2O3, nếu mất đi 1 Oxy thành máu đen Fe2O2, nếu thiếu mất Oxy nữa thì chỉ còn lại chất sắt Fe2.

B-Cách điều chỉnh theo Tinh-Khí-Thần :

Tinh :

a-Tăng lượng máu bằng cách uống sirop bổ máu Đương Quy Tử (Tankwe-Gin) pha 2 muỗng lớn sirop với 1 ly nước nóng, uống trước mỗi bữa ăn 5 phút để kích thích tiêu hóa, chọn lọc chất bổ của thức ăn biến thành máu, do đó khi ăn phải ăn những chất tạo máu như cù dền với thịt bò bí-tết, canh rau dền, hải sâm. lẩu đồ biển, sò huyết…. Kiêng ăn những chất chua như cam, chanh, bưởi, yaourt, sẽ làm mất máu, kiêng ăn những chất hàn lạnh như kem, nước đá, khổ qua làm hạ áp huyết, làm cho tuần hoàn máu chậm lại . Uống đều mỗi ngày liên tục và đo áp huyết mỗi ngày để so sánh, áp huyết từ từ tăng lên đúng tiêu chuẩn, lúc đó mới ngưng thuốc Đương Quy Tửu. Sau này cứ mỗi tháng trước ngày hành kinh uống 2 chai Đương Quy Tửu cũng là thuốc bổ máu điều kinh, giúp kinh ra đều đúng ngày.

Dưới đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :

  • 95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
  • 100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
  • 110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
  • 120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
  • 130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Áp huyết của cháu ghi sai, cần đo lại rồi so sánh với bảng tiêu chuẩn trên sẽ thấy cơ thể người lớn mà khí huyết chỉ đủ nuôi một em bé, thì không đầy đủ khí huyết để phát triển khỏe mạnh như người lớn bình thường được.

b-Sau bữa cơm uống 1 ly trà gừng mật ong, làm ấm bao tử và đường ruột sẽ không bị đau lạnh bụng. Không được uống nhiều nước làm xệ ruột mới bị đau khung đại tràng.

c-Ngậm Quế Phụ Bát Vị Hoàn 25 viên trong miệng cho tan dần vào buổi tối, vừa điều chỉnh áp huyết, vừa chữa lạnh tay chân, chũa đau lưng, làm ấm người.

d-Khi bị viêm xoang do thay đổi thời tiết, xông mũi bằng dấm táo. Pha 2 muỗng dấm táo với 1 ly nước sôi, bịt kín hơi xông vào 2 lỗ mũi, nước mũi chảy lỏng ra, thì xịt hết nước mũi đi rồi xông tiếp nhiều lần cho đến khi trong xoang mũi không còn nước mũi. Rồi dùng dầu có mùi bạc hà hay Camphor, khuynh diệp… bôi vào mũi, sau đó tập ngay bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần, khi bỏ chân xuống, miệng ngậm, thở bằng mũi, lúc đó khí lực tích lũy trong người nhiều sẽ thông ra hít vào bằng mũi rất mạnh hơn hơi thở bình thường, hơi dầu thông vào đến phổi để sát trùng đường hô hấp, sát trùng trong xoang mũi để diệt hết mầm mống vi khuẩn nằm sâu trong xoang.

Khí :

a-Tập bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 200 lần làm tăng áp huyết, tăng thân nhiệt, mạnh tâm-phế.

b-Sau mỗi bữa ăn 30 phút, tập bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần rồi tập liền bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần, sau khi tập xong nằm thiền, hai tay để ở Đan Điền Thần, ngậm miệng, cuốn lưỡi, nhắm mắt, thở bằng mũi tự nhiên, chỉ cần nằm thư giãn nghe khi huyết chạy trong người nóng dần, toát mồ hôi ở đầu, trán, lưng, bàn tay…là tập đúng, mở miệng sau khi tập làm khí thoát hết ra ngoài, người sẽ không nóng, không ra mồ hôi là tập sai.

c-Khi cơ thể khỏe, tập toàn bài thể dục khí công theoDVD hướng dẫn, mỗi ngày tập 1-2 lần, giống như liều thuốc bổ, duy trì sức khỏe được 2 tuần, nếu tập luyện mỗi ngày, cơ thể sẽ tích lũy được nhiều năng lượng làm trẻ hóa tế bào, da thịt hồng hào khỏe mạnh không bệnh tật. Riêng bài Vỗ Tay 4 Nhịp trong bài, tập lâu 10 phút để làm mạnh tâm phế, chữa ho cảm cúm, sổ mũi, tăng cường hệ miễn nhiễm, tăng sức đề kháng cho cơ thể, tăng oxy và hồng cầu để duy trì công thức máu không bị thiếu oxy.

Thần :

Trước khi đi ngủ 30 phút, tập lại bài nằm thở thiền ở Đan Điền Thần, bàn tay phải người nữ đặt tại mỏm xương ức nơi Đan Điền Thần, bàn tay trái đặt chồng lên trên tay phải, người nam đặt tay ngược lại. Nếu tập đúng, sẽ rơi vào giấc ngủ sâu, tập ở Đan Điền Thần làm cơ thể ấm, điều hòa gan tỳ, giúp tiêu hóa, hấp thụ và chuyển hóa thức ăn có đủ nhiệt lượng để biến thành máu, và thải độc tố nhanh, chữa gan, vị, thận, đường ruột, bàng quang…tăng oxy, hồng cầu và làm tăng áp huyết, giúp giảm đau, an thần ngủ ngon

Thân

doducngoc

Nguồn tin: Thầy Đỗ Đức Ngọc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây