Bệnh Nan Y- 36 : May mắn thoát khỏi bị mổ tim

Nữ bệnh nhân trên 60 tuổi hay bị mệt, khó thở, đầu óc choáng váng, chân đi không vững, khi đi thân người muốn chúi nhủi về phía trước, bác sĩ gia đình gửi bệnh nhân đi chuyên khoa tim mạch.
Hình minh họa
Hình minh họa

KINH NGHIỆM CHỮA BỆNH NAN Y MỖI NGÀY

Những bài viết trong mục này là kinh nghiệm :

– Khám Bệnh bằng máy đo áp huyết,

– Định Bệnh theo ngũ hành,

– và Chữa Bệnh theo Tinh-Khí-Thần, ngay tại chỗ.

Bệnh nhân được hướng dẫn chữa tùy theo bệnh áp dụng Khí hay Thần trước, sau mới đến phần hướng dẫn Tinh để bệnh nhân áp dụng ở nhà.

Hy vọng những bài viết này sẽ giúp ích nhiều cho những thầy thuốc đang thực tập thu được nhiều kết qủa trong lâm sàng.

Thân

doducngoc

o O o

Bài 36 :

May mắn thoát khỏi bị mổ tim
 

Nữ bệnh nhân trên 60 tuổi còn đang độ tuổi đi làm, thường bị mệt, bác sĩ đo áp huyết thấy cao thường xuyên ở mức 160mmHg nên bà phải dùng thuốc điếu trị áp huyết suốt đời. Sau một năm điều trị, bác sĩ gia đình vẫn kiểm tra áp huyết định kỳ, áp huyết của bà đã xuống 120-130 rất tốt, nên dặn bà cứ uống thuốc đều đặn. Bệnh nhân yên chí tuân theo lời bác sĩ, và cứ đi khám định kỳ, áp huyết xuống thấp hơn 110mmHg, theo tây y là qúa tốt nhờ có uống thuốc đều đặn.

Sau này, thỉnh thoảng bệnh nhân hay bị mệt, khó thở, đầu óc choáng váng, chân đi không vững, khi đi thân người muốn chúi nhủi về phía trước, bác sĩ gia đình gửi bệnh nhân đi chuyên khoa tim mạch.

Chuyên khoa tim mạch xét nghiệm xong, yêu cầu bà tạm nghỉ làm, cho bà uống thuốc đặc biệt và chờ ngày nhập viện để mổ tim. Kể từ ngày đó bà hay chóng mặt, đi đứng lảo đảo, mệt tim, khó thở, ăn uống không được, tâm trạng nửa lo sợ phải mổ tim, vì ý của bà không muốn mổ, nhưng một mặt mừng vì bà được may mắn bác sĩ đã tìm ra bệnh của bà, vì tình trạng bệnh của bà cảm thấy càng ngày càng nặng không biết sẽ chết bất đắc kỳ tử lúc nào.

Bà có người thân trong gia đình cũng trong ngành y khoa, trước kia là bệnh nhân của tôi, có ý muốn giúp bà. Cô ấy đã đến gặp tôi, nhờ tôi đến nhà bà để xem bệnh tình ra sao, có cần phải mổ hay không.

Khám Bệnh :

Tôi đo áp huyết bên tay trái 104/64mmHg mạch 65, tay phải 101/62mmHg mạch 65, mỗi bên khi đo, máy đo nhồi 2 lần mới cho ra kết qủa. Đo lại nhiều lần máy cũng nhồi 2 lần.

Định Bệnh :

Nếu ai đã từng học cách khám bệnh và định bệnh bằng máy đo áp huyết, cũng đều biết bệnh nhân bị bệnh gì.

a-Tôi cho bà biết bà bị khó thở vì cholesterol đóng hẹp ống mạch vào tim nên máy bị nhồi 2 lần.

b-Con số thứ nhất của máy chỉ áp huyết qúa thấp do thiếu khí huyết, nghĩa là thiếu máu tuần hoàn trong cơ thể do uống thuốc hạ áp huyết xuống thấp bằng áp huyết của một đứa trẻ.

c-Số đo thứ hai nhỏ hơn tiêu chuẩn 70-90 cho biết van tim bị hẹp, do đó tây y cần phải mổ để nong rộng ống mạch, nếu không tim bị tắc nghẽn mạch không trao đổi oxy được, làm khó thở nhưng nó sẽ ngừng đập bất tử.

d-Số thứ ba chỉ nhịp mạch tim đập yếu, theo đông y là mạch trì, người hàn lạnh. Bà cho biết đầu ngón tay lạnh tê, chân lúc nào cũng phải đi vớ mà vẫn cảm thấy lạnh.

Cách điều chỉnh theo Tinh-Khí-Thần :

Tinh :

Người nhà cho bà uống 1 ống Acti-B12 và 1 ly nước gừng mật ong, cho tăng khí huyết, tăng áp huyết trước khi tập khí công.

Chân của bà đi vớ, sờ cổ chân vừa lạnh vừa phù, do chức năng thận dương hư, tôi đề nghị bà mua Bát Vị Quế Phụ, mỗi lần ngậm 20 viên trong miệng cho tan dần, mỗi ngày 3 lần để làm ấm cơ thể, mạnh thận dương, tăng áp huyết.

Khí và Thần:

a-Hướng dẫn cho bà tập bài Nạp Khí Trung Tiêu 3 lần sau đó tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 50 lần, tập xong cuốn lưỡi ngậm miệng, nằm thở thiền ở Đan Điền Thần 5 phút, tập trung ý ở mỏm xương ức dưới lòng bàn tay phải, tay trái đặt chồng lên trên. Rồi đo thử áp huyết, tay trái lên được 110/68mmHg mạch 70, tay phải 112/68mmHg mạch 71.

Theo kết qủa của máy đo, khí huyết có tăng nhưng chưa đủ theo tiêu chuẩn từ 130-140mmHg. Số thứ hai van tim đã hoạt động mạnh hơn từ 65 đã lên 68, số thứ ba chỉ thân nhiệt đã tăng từ 65 lên 70-71, nhưng máy đo không bị nhồi hai lần là tim mạch đã thông.

Tôi cho bà biết là bà đã biết cách tập khí công để tự cứu bà, khi nào áp huyết của bà lọt vào tiêu chuẩn của khí công, thì bà khỏi cần phải mổ :

  • 95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.(6 tuổi-12 tuổi)
  • 100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi-17 tuổi)
  • 110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
  • 120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
  • 130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Tôi cũng cho bà biết sự lợi ích của 2 bài tập : Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần làm tăng áp huyết, tăng thân nhiệt, kích thích tiêu hóa, mạnh chức năng hoạt động của tim, phổi. Bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng tối đa 200 lần để thông khí huyết toàn thân, giúp máu chạy đều khắp cơ thể và tống độc tố ra bằng đường mồ hôi, loại bỏ cặn bã trong cơ thể thoát ra bằng đường tiêu tiểu, nhưng muốn áp huyết hạ, sau khi tập xong thì thở bằng miệng, nếu áp huyết thấp thì ngậm miệng, cuốn lưỡi, thở bằng mũi để giữ cho áp huyết tăng lên, như vậy bài tập này có công dụng điều chỉnh áp huyết.

Tôi yêu cầu bà thử tập lại một lần nữa một mình để tự biết cách điều chỉnh tim mạch áp huyết.

Sau khi bà tập xong, trán của bà xuất mồ hôi, hơi thở mạnh, bà cảm thấy khỏe, đo lại áp huyết, tay trái 125/75mmHg mạch 73, tay phải 128/78mmHg mạch 75. Tôi nói, bà tập thế nào mà con số thứ hai ở trong khoảng 70-90 là van tim và ống mạch được thông, thì không cần phải mổ, còn nhịp tim đập từ 70-80 thì cơ thể nóng ấm, không sợ bị lạnh, số đầu tiên muốn tăng lên đúng tiêu chuẩn 130-140, cần phải uống Acti-B12.

Sau khi tập bà cảm thấy khỏe hoàn toàn, đi đứng vững chắc, hơi thở thông, bà muốn ngày mai đi làm trở lại.

Ngày hôm sau, bà đến sở làm, mọi người ngạc nhiên thấy bà đã khỏe bình thường, riêng bà cảm thấy mừng, gọi điện thoại cho bạn bè chia sẻ niềm vui với mình, chiều tan sở, bà đến phòng mạch của tôi để nhờ tôi xem lại, kết qủa áp huyết ổn định, tay trái 129/78mmHg mạch 74, tay phải 130/81mmHg mạch 75

Đến ngày hẹn mổ, tôi thường dặn bệnh nhân là bệnh viện đã sắp xếp lên kế hoạch có sẵn ê kíp mổ, vì căn cứ trong hồ sơ, kết qủa tim mạch qúa suy nhược, bắt buộc phải mổ. Nếu mình không yêu cầu khám lại, thì mình phải bị mổ oan. Còn bệnh nhân cho bác sĩ biết là tôi đã cảm thấy khỏe mạnh bình thường, không còn cảm thấy bệnh nữa, xin yêu cầu cho tôi kiểm tra lại tim mạch trước khi mổ, thì sau khi kiểm tra lại, bác sĩ sẽ cho về nhà, vì theo kết qủa mới, không cần mổ nữa.

Đa số những bệnh nhân người Việt cũng như người ngoại quốc tập khí công, rồi cũng đến ngày hẹn mổ đều đề nghị bác sĩ khám tim mạch lại trước khi mổ, cuối cùng khỏi bị mổ oan, đã có người cách đây 5-10 năm, các bác sĩ điều trị tim mạch cho họ vẫn không thấy dấu hiệu nào để phải mổ.

Như vậy chúng ta phải xét lại, có nên lạm dụng uống thuốc điều trị bệnh cao áp huyết trở thành bệnh thấp áp huyết để gây ra nhiều biến chứng suy tim mạch phải bị mổ oan, hay dẫn đến tê liệt chân tay xuội lơ vô lực không do tai biến mạch máu não ?

doducngoc

Nguồn tin: Thầy Đỗ Đức Ngọc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây