Cách tìm bệnh tiêu hóa tốt hay xấu bằng máy đo áp huyết

Con dạo này sức khỏe con suy giảm nhiều gáy bên trái luôn cảm thấy vướng vướng, hay bị mỏi và cảm thấy mỏi lan từ gáy sang cổ bên trái rồi xuống vai trái.
Hình minh họa
Hình minh họa

Câu hỏi:

Thưa thầy

Nhận được thư của thầy sớm làm con hết sức vui mừng, lần này con lại làm phiền thầy một lần nữa. Con đã đo huyết áp của mình để nhờ thầy xem hộ vì dạo này sức khỏe con suy giảm nhiều gáy bên trái luôn cảm thấy vướng vướng, hay bị mỏi và cảm thấy mỏi lan từ gáy sang cổ bên trái rồi xuống vai trái.

Đôi khi con cảm thấy nuốt mà đau họng bên trái. Huyết áp của con như sau :

Lần 1 vào buổi sáng :

Trước khi ăn :

Tay trái : 105/59/73 .

Tay phải : 101/61/73

 

Sau khi ăn 30′:

Tay trái : 114/58/75 .

Tay phải : 107/58/77

Lần 2 vào buổi trưa :

Trước khi ăn :

Tay trái : 117/58/67 .

Tay phải :111/59/67

 

Sau khi ăn 30′:

Tay trái : 127/63/74 .

Tay phải : 118/61/73

Huyết áp 2 chân là :

Chân trái : 126/68/73

Chân phải : 129/69/72

Mong thầy giúp con và hướng dẫn cho con phải tập luyện như thế nào để mau khỏe lại .Con cám ơn thầy nhiều lắm, con cũng rất thích học khí công y đạo của thầy mà con lại ở Hà Nội .Con không có điều kiện để gặp trực tiếp cám ơn thầy, đành cám ơn thầy qua mail vậy.

Một lần nữa kính chúc sức khỏe thầy và gia đình .


Trả lời:

Bệnh này do ăn không đúng bữa, đúng giờ, khi đói quá, khi no quá, làm xáo trộn áp huyết. Gốc bệnh do cơ thể thiếu khí huyết, không đủ tiêu chuẩn khí huyết ở lứa tuổi của mình theo bảng dưới đây :

  • 95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
  • 100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
  • 110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
  • 120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
  • 130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

1-So sánh áp huyết sau khi ăn buổi sáng, tay trái thuộc bao tử đủ tiêu chuẩn, tay phải thuộc gan suy, không đủ tiêu chuẩn, trước khi ăn sáng, cả hai tay đều thiếu khí huyết theo tiêu chuẩn trên.

2-So sánh áp huyết buổi trưa, trước khi ăn, cơ thể đã hấp thụ chất bổ của bữa ăn sáng, áp huyết 2 tay đã tăng, tay trái từ 114/58/75 tăng lên 117/58/67, tay phải từ 107/58/77 tăng lên 111/59/67, nhưng nhịp tim xuống là cơ thể mất nhiệt, do thức ăn hàn nguội lạnh.

3-Sau khi ăn trưa, áp huyết 2 tay tăng lên, tay phải lọt vào tiêu chuẩn 118/61/73, tay trái vượt tiêu chuẩn 127/63/74, có nghĩa khí lực bao tử mạnh, làm tăng áp huyết, nên có thể buổi chiều ăn nhẹ hay không ăn, sáng hôm sau đo áp huyết buổi sáng lại xuống thấp lọt vào tiêu chuẩn.

Tiêu chuẩn áp huyết ở chân chỉ về lực của gan thận, tỳ vị, lúc nào số thứ nhất của máy đo áp huyết cũng phải lớn hơn tiêu chuẩn ở tay 10mmHg

Hậu qủa tất yếu của thiếu khí huyết, lại không vận động thể dục thể thao, nên khí huyết không lưu thông đều khắp cơ thể mới bị đau nhức mỏi… đó là bệnh thuộc về ngọn không cần chữa, mà cần chữa gốc bệnh .

Chữa theo Tinh-Khí-Thần :

Tinh :

a-Nên ăn đúng bữa, đúng giờ, ăn vừ đủ no, không nên ăn bữa qúa no rồi lại để qúa đói, làm xáo trộng chức năng khí hóa của gan và bao tử không chuẩn bị chất xúc tác kịp để hấp thụ và chuyển hóa thức ăn thành chất bổ thấm vào cơ thể, nên áp huyết cũng không ổn định.

b-Để ổn định áp huyết, quân bình âm dương cho cơ thể được điều hòa, nên dùng thuốc viên Lục Vị Địa Hoàng Hoàn, mua ở tiệm thuốc bắc, sáng và tối mỗi lần ngậm trong miệng, dưới lưỡi 20-25 viên.

c-Khi nào đo áp huyết, sau khi ăn 30 phút, mà áp huyết thấp dưới 100, thì lúc đó nên uống thuốc bổ máu của tây y, thuốc ống uống Acti-B12, mỗi sáng 1 ống.

Khí :

a-Khi áp huyết thấp, cần tập bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 200 lần, sau khi tập xong thì ngậm miệng giữ khí, cho khí lưu thông toàn thân.

b-Tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần sau mỗi bữa ăn 30 phút để tăng cường chức năng hấp thụ và chuyển hóa thức ăn, giúp cho tiêu hóa tốt và để đìều chỉnh áp huyết.

c-Vuốt huyệt theo Hà Đồ Lạc Thư để chữa bệnh đau cổ gáy vai. Sau đó tập bài Vỗ Tay 4 Nhịp để thông khí huyết tâm-phế, đầu cổ gáy vai.

d-Tập bài Dậm Chân 5-10 phút giúp áp huyết ở chân tăng lên.

Thần :

Trước khi đi ngủ, đo áp huyết để biết áp huyết cao hay thấp. Khi áp huyết cao thì tập thở thiền ở Đan Điền Tinh, áp huyết thấp thì tập thở thiền ở Đan Điền Thần. Trước khi tập thở bất kỳ ở Đan Điền nào, cũng cần tập lại bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần, rồi mới nhắm mắt, cuốn lưỡi, ngậm miệng, theo dõi hơi thở ở đan điền, giúp an thần, ngủ ngon, tiêu hóa, sinh hóa, chuyển hóa tốt.

Thân

doducngoc

Tài liệu đính kèm :

Bài viết:

Video:

Nguồn tin: Thầy Đỗ Đức Ngọc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây