Cách chữa bệnh đau tê tức cánh tay vai, cột sống, chân phải…

Bệnh án: Nữ 53 tuổi (có 4 con). Năm 2004 bắt đầu đau ở giữa lưng, vai trái, uống thuốc thì giảm sau thời gian ngắn. Đến năn 2009 tái lại, vôi hóa đốt xương cổ, lưng... Hiện nay đau thắt lưng – vùng mông bên phải còn bị đau tức trong sâu...
Hình minh họa
Hình minh họa

Bệnh án : Năm nay 53 tuổi (có 4 con), ngụ tại Vương quốc Bi

– Vào năm 2004, bắt đầu phát bệnh đau ở giữa lưng (nơi cột sống chếch về bên phải) , đau vai trái. Nơi sau lưng :nơi có 2 bên 2 xương hình thoi (như lười búa người tiền sử: dường như có con dế núp sâu bên trong : mà nếu cạo gió”khoét vào cũng không tới được!”)..đau tức lên vai lan đè lên ngực..tê cánh tay , ngón tay…khi lái xe, phải dùng tay này đở giúp tay kia (nghe đài VNHN, nên có dùng thuốc hédatamo và 1 số của nhiều Đông y sỉ khác….có thuốc thì giảm hẳn, hết thuốc thời gian ngắn sau thì tái lại)..Bắt đầu tập Thái Cực Quyền

– Đến 2009 bị đau quá tái lại, chụp hình X quang thì biết vôi hoá đốt xương cổ C4,5,6 và mòn 1 tí mặt trên đĩa L1 L2, cột sống cong hình chữ S ngược, có bay qua Na Uy nhờ người bạn sửa trật đả giúp – có giảm nhưng dần đau lại gần như cũ, tiến triển tái lại tăng cường độ từ tháng 4 /2009 cho đên cuối năm

– Cuối năm rồi đi chụp hình lại, kết quả như cũ không có sự thay đổi gì! vì vậy đã bay về VN vào khoảng 19/12 dùng ngày nghỉ tết TÂY để thăm gia đình và có lên Đà lạt, nhờ 1 bác ngoài 70 chữa giúp bằng trật đả – uông và xoa thuốc rượu 1 tuần thì trở về Bỉ

Hiện nay tình trạng có khác, việc đau ở giữa lưng không còn, vai và tay hoạt động bình thường (vai trái hơi yếu 1 tí). Nhưng còn tồn lại nơi thắt lưng – vùng mông bên phải còn bị đau tức trong sâu (nếu ngồi buông lỏng – xoay vòng khớp háng chậu thì thấy : trong sâu nơi góc háng chậu “hướng ra huyệt hoàn khiêu bị cấn đau – còn sờ nặn bên ngoài thì nhấn đau ở các huyệt tiểu trường du- bàng quang du-trung lử du.

Nếu đứng dang chân rộng bằng vai – xả lỏng người thấy : nơi đau lan theo lưng dọc phần bên phải lên tới đỉnh đầu nơi vùng huyệt Thừa linh – đồng thời chạy dọc từ hông bên phải xuống háng mặt trong đùi- ra ngoai gối phải- vòng mặt trong bắp chuối xuống gót ra các ngón chân. Nói chung là bị thương bên phải – bên trái thì không có trở ngại gì ( cãm giác bên trái bình thường). Hiên nay có dùng Glucosamine 1500 mg+ 1500 mg chrodoiintéine/ngày.

Kính xin được hướng dẩn tự chữa bệnh bằng xoa bóp – xoái nhấn ( tất cả các khớp tay chân còn dẻo – đem gót chân chấm mông rất dể do nhờ 1 người bạn làm giúp mà biết- hàng ngày trong hãng phải đứng làm việc 8 h.

Kính xin cảm tạ.

B.

Kính thưa Thầy !.Hôm qua ngày 7/8/2010 , bên này con có xem youtube tài liệu mới của Thẩy ( chữa liệt chân – tập đi + chữa đau vai -thở tinh khí thần – đau chân). Sau đó có tập thông vai – ép gối – thổi ra làm mềm bụng (200 cái ) + nằm úp : ép gối nhấn sống lưng thở ra (50 cái mỗi chân). Sau khi tập thì chừng 5′-10′ ợ – bên đau đối diện của lưng hố chậu , nơi rể cột sống nhồn nhột..tối ngủ xuất hạn mồ hôi – sáng dậy cãm thấy cơ thể nhẹ nhàng – 2 chân vửng đều hơn ( chia đều hơn cái nặng cơ thể).

Trả lời :

A-Nguyên nhân :

Bệnh này thuộc về áp huyết ở hai bên tay không đều, bên cao bên thấp, và áp huyết không đúng với lứa tuổi theo tiêu chuẩn của khí công :

  • 95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
  • 100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
  • 110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
  • 120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
  • 130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Xem lại áp huyết, nếu cao hơn tiêu chuẩn là do bị cao áp huyết, thấp hơn tiêu chuẩn do bị thấp áp huyết.

Áp huyết bên tay trái liên quan đến chức năng bao tử, nguyên nhân do ăn uống những chất làm tăng hay giảm áp huyết.

Áp huyết bên tay phải liên quan đến chức năng gan, nguyên nhân do men gan thiếu hay dư để chuyển hóa thức ăn.

Cho nên bệnh áp huyết thay đổi mỗi lúc mỗi khác, trước khi ăn và sau khi ăn 30 phút, đo kết quả sẽ khác nhau.

Khi áp huyết cao làm đau cổ gáy vai tay, thì có những điểm đau nhất định do tắc nghẽn. Khi áp huyết thấp làm đau cổ gáy vai tay, thì không có điểm đau nhất định, mà lúc đau chỗ này lúc đau chỗ kia, do khí huyết không tuần hoàn đủ khắp nơi khắp chỗ.

Áp huyết ở chân phải cao hơn tiêu chuẩn 10mmHg, nên bệnh đau chân cũng có hai loạI, nếu cao áp huyết ở chân, có điểm đau nhất định, thấp áp huyết thì chân vô lực không có sức, điểm tê đau là những vùng không có máu đi qua, nguyên nhân do không đủ khí huyết đi xuống chân hay do nguyên nhân uống nhiều nước làm xệ ruột gây tắc nghẽn động mạch háng, khí huyết không xuống chân được

Còn một nguyên nhân khác làm đau có liên quan đến lượng đường trong gan, khác với lượng đưòng trong máu theo cách thử đường thông thường của tây y. Dùng kim thử tiểu đường châm nặn máu ở huyệt Đại Đôn bên chân phải nặn máu rồi thử độ đường, kết qủa trước khi ăn là 6.0-8.3mmol/l và sau khi ăn 30 phút 8.3-12.0mmol/l là bình thường, nhưng sau khi ăn đo đường ở gan thấp dưới 6.0mmol/l là thiếu đường trong gan nên chức năng chuyển hóa kém khiến gân cơ co rút teo bắp thịt làm đau.

B-Cách chữa theo Tinh-Khí-Thần :

Tinh :

a-Nếu áp huyết cao thì điều chỉnh ăn uống bằng món ăn 100g đậu thận trắng (white kidney bean) với 100 tép tỏi, nấu chung với 2 lít nước, cạn còn 1lít, vớt xác vỏ tỏi ra, còn lại, bỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, rồI lấ ra ăn hay uống làm 2 lần trong ngày, mỗi tuần ăn 3 lần, cho đế khi áp huyết xuống đúng tiêu chuẩn thì ngưng.

b-Nếu áp huyết thấp, uống thuốc bổ máu tây y Acti-B12, mỗi ngày uống 1 lọ, cho đến khi áp huyết lên đúng tiêu chuẩn. Kiêng ăn những chất chua làm mất máu,mất hồng cầu.

c-Nếu thiếu đường thì ăn thêm chè ngọt, rồi thử lại đường trong gan lên đến 6.0-8.3 thì ngưng.

Khí :

a-Nếu áp huyết cao, có điểm đau nhất định ở cổ gáy vai lưng tay, dùng kim thử tiểu đường châm rồI nặm ra máu bầm đen, cho đến khi nặn ra máu đỏ, lúc đó khí huyết tốt mới lưu thông được. Mỗi khi cảm thấy đau đều có thể châm nặn máu, đông y gọi là chích lể, sau khi châm giúp khí huyết lưu thông trôi chảy sẽ làm hạ áp huyết, ngăn ngừa stroke.

b-Dù áp huyết cao hay thấp cũng cần phải làm thông khí huyết bằng bài ép cánh tay, và ép chân đùi theo video hướng dẫn.

c-Tập bài Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần, làm tăng phế khí, điều hòa nhịp tim.

d-Day vuốt huyệt đau đầu, cổ gáy vai theo Hà Đồ Lạc Thư, mỗi ngày day 3 lần.

e-Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng sau mỗi bữa ăn 30 phút, làm thông khí huyết toàn thân.

f-Tập bài Dậm Chân Phía Trước Phía Sau và Chachacha 5 phút giúp máu thông xuống chân đều, làm mạnh chân, mỗi ngày tập 3lần.

g-Khi cơ thể khỏe mạnh, để duy trì sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật, nên tập toàn bài thể dục khí công trong lớp theo DVD hướng dẫn.

Thần :

Tối trước khi đi ngủ tập thở thiền. Nếu áp huyết thấp tập thở Đan Điền Thần làm tăng áp huyết, thân nhiệt và tăng hồng cầu, nếu áp huyết cao, tập thở Đan Điền Tinh làm hạ áp huyết, hạ thân nhiệt. Nhưng cả hai cách thở đều giúp giảm đau, an thần, ngủ ngon.


Thân

Doducngoc

Tài liệu đính kèm :

Bài viết:

Video:

Nguồn tin: Thầy Đỗ Đức Ngọc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây