Bệnh gan, thận, hô hấp, tâm thần kinh

CÁCH CHỮA Bệnh gan, thận, hô hấp, tâm thần kinh
Hình minh họa
Hình minh họa

CÁCH CHỮA :
Bệnh gan, thận, hô hấp, tâm thần kinh

Câu hỏi:

Kính Gửi thầy Đỗ Đức Ngọc

Cháu có nghe nói khí công có những huyền bí nhất định trong việc chữa trị những căn bệnh nan y và mạn tính. Cháu xin nêu ra bệnh tình của cháu để mong thầy xem xét và tư vấn giúp xem khí công có thể giúp được gì không. Thời gian qua, cháu có khám tại các phòng khám Tây y nhưng xem ra bệnh tình không cải thiện được bao nhiêu. Trị chưa hết triệu chứng này lại thêm triệu chứng khác. Nhiều lúc tuyệt vọng, nhưng vẫn tiếp tục tìm kiếm nơi chữa bệnh, mong cải thiện sức khỏe, giúp ích cho đời

– Tháng 07/2008, cháu bị lao phổi, cứ ngỡ tưởng là mình bị nhiễm HIV, sau 3-4 tháng xét nghiệm kết quả âm tính. Lúc đó cháu lo lắng quá mức, stress đến tột độ, đau nhức tay chân lưng, có lần đau nhức dữ dội và đau toàn thân, đau lên cả đầu, cảm giác đau như cắt. Đau diễn ra ngay trong ruột đến mức độ viêm loét đại tràng

– Do điều trị theo pháp đồ của tư nhân nên chịu tác dụng phụ của thuốc rất nhiều. Trước khi kết thúc quá trình điều trị lao phổi, có rối loạn tiêu hóa do dùng kháng sinh kéo dài, tiêu chất nhầy vàng 3 lần/ngày, kéo dài trong 3 tuần. Axit Uric máu tăng đến 9,6 ( bình thường 2,4-7). Sau đó, lại điều trị những bệnh lý khác như: viêm dạ dày, viêm loét đại tràng (nội soi được ½ đại tràng thì dừng do đau), rối loạn lo âu, rối loạn thần kinh tim, trầm cảm… nên ảnh hưởng rất không tốt đến chức năng gan, thận, tủy

Thận: Qua quá trình theo dõi chức nặng thận, thì có suy giảm đi đôi chút, đông y nói là thận hư; còn tây y xét nghiệm công thức máu định lượng creatine dao động trong khoảng 1.0-1.2. Gần đây thấy máu nhạt nhạt (máu xấu) và không được hồng hào như xưa; đã nhiều lần, cứ 3-4 giờ sáng thì tỉnh giấc, nghe như có tiếng bùng bùng trên đỉnh đầu và kịch kịch kịch nho nhỏ ở mũi phát ra. Không biết có liên quan đến thần kinh thận hay bệnh lý nào khác

Gan: Chức năng gan cũng suy giảm nhiều so với trước khi điều trị lao phổi thể hiện qua xét nghiệm máu (PT= 88%; TQ=13.1 giây- kết quả tháng 03/2010). Lúc đầu siêu âm gan bình thường, cách đây một năm, kết thúc quá trình điều trị phổi, siêu âm bác sĩ nói là gan cứng và hơi thô, fibroscan tháng 08/2009: 4,8 kpa, độ xơ hóa F0; tháng 04/2010, fibroscan kết quả là 6,2, độ xơ hóa F1; đông y bắt mạch gọi là gan âm hư suy

Hô hấp: Hơi thở ngắn đã hơn một năm nay chưa rõ nguyên nhân có phải do thận hư hay không; lại cảm thấy xơ cứng chỗ bên phải bên trong lồng ngực (cảm nhận qua mỗi hơi thở). Xơ cứng diễn ra cả 2 bên cổ và dưới gáy, khô cứng cả một ít sợi thần kinh đã 1 năm chưa rõ nguyên nhân do stress hay một bệnh lý nào khác (ví dụ như bệnh ở tủy xương, ..); cháu có tập thở theo cách chỉ dạy của BV Lao phổi Phạm Ngọc Thạch, cũng có lúc thấy dễ thở, nhưng hơi thở vẫn còn ngắn và nông, gần đây khi cố gắng thở sâu thì nghe ra những tiếng “lắp bắp” trong lồng ngực

Tháng 01/2009: trong lúc đang làm việc thì có một cơn rất khó thở sút ngất kéo dài trong 45 phút, chưa rõ nguyên nhân do stress gây ra cơn hen cấp, co thắt phế quản hay nhồi máu cơ tim, .. cuối cơn khó thở, có cảm nhận được có luồng khí mát mát tỏ ra bên trong lồng ngực

Tâm thần kinh: do stress tột đột, có bác sĩ chẩn đoán cháu bị rối loạn phân ly, có điều trị ngắn hạn,chưa điều trị đủ thời gian. Hiện nay vẫn còn hay lo sợ trong người, mặc dù có thuyên giảm so với trước

Các bệnh lý khác: viêm xoang hàm phải, trán 2 bên, phát hiện hơn 1 năm về trước khi thấy nặng đầu, chưa điều trị; có răng sâu đã nhiều năm, chưa điều trị; viêm hạt dưới cổ họng, chưa điều trị; viêm tai gần đây có ù tai, chưa điều trị

Gần đây hay thấy xuất hiện nhiều cơn mệt kéo dài, mệt đến cả tim; có cảm giác như trong người có độc chất, gây ra viêm nhiễm và mệt mỏi; gần đây xét nghiệm nước tiểu, PH=7,0 (5,0-8,0), trước kia PH=6,0 -6,5. ; hiện đang uống Atiso

Cháu xin hỏi thầy Đỗ Đức Ngọc những câu hỏi sau :

1.> Theo như cháu biết thì khí công có phân ra nhiều thể loại để điều trị các loại bệnh riêng biệt; Vậy, dựa trên bệnh án tóm tắt nêu trên, để nâng cao sức miễn dịch, chống suy nhược cơ thể, chống stress và định thần, cải thiện chức năng gan và giảm độ cứng của gan, cải thiện chức năng thận, giúp cho khí huyết điều hòa và nuôi dưỡng cơ thể, giúp khí huyết lưu thông tốt lên não bộ… thì cháu nên theo học loại khí công nào để điều trị loại dần những bệnh mãn tính trên?

2.> Cháu sống ở thành phố Hồ chí minh, cháu muốn theo học khí công nhưng không biết học ở đâu, nếu thầy biết xin thầy chỉ giúp.

3.> Cháu có nên xem xét hướng điều trị bằng Đông Y không vì Đông Y có lý luận về khí huyết, âm dương và điều trị những bệnh mạn tính rất tốt?

Cháu chân thành cám ơn và mong nhận được sự tư vấn của thầy

Chúc thầy mạnh khỏe và cứu giúp được nhiều bệnh nhân

Huỳnh Minh Thuận

Trả lời :

Ba câu hỏi trên thuộc về lý thuyết không có giá trị thực tế để điều trị bệnh, nên không cần phải chọn cái nào, bất cứ phương pháp chữa bệnh nào dù đông tây y, khí công, máy đo áp huyết là thầy của mình, đo để so sánh trước và sau khi điều trị, áp huyết lọt vào tiêu chuẩn là khí huyết được lưu thông đầy đủ là khỏi b ệnh.

Con người giống như một cây đang phát triển. Cây cần tưới nước đủ ở mỗi thời kỳ, nếu cây lớn mà tưới 1 ly nước một ngày thì theo thời gian, lá khô rụng, cành dòn dễ gẫy, cây tróc vỏ, chỗ này sâu, chỗ kia bướu…Con người cũng vậy, cần đủ khí và huyết theo từng lứa tổi, được kiểm chứng bằng máy đo áp huyết (áp suất chỉ khí lực đẩy máu, huyết là máu trong cơ thể) theo tiêu chuẩn của khí công như sau :

  • 95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.
  • 100-105/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên
  • 110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên
  • 120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên
  • 130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên

Nếu ở tuổi thiếu nhi mà có số đo áp huyết như thanh niên là em đó bị bệnh cao áp huyết sẽ bị bệnh chảy máu cam, hau bị động kinh. Ngược lại, người lớn tuổi mà có áp huyết của trẻ em tức là thiếu khí huyết, là nguyên nhân của nhiều bệnh nan y, nặng hơn là ung thư nội tạng hay ung thư máu.

Tất cả các bệnh của cháu kể chỉ là ngọn, biến chứng của bệnh thiếu khí huyết, áp huyết thấp. Muốn cứu một cây bị khô, sâu, gẫy cành… cần phải tưới nước ngay cho cây, khi cây đủ nước sẽ mọc lá mới, cành mới, những lá cành sâu tự động bị đào thải, chứ không cần đến chuyên viên trừ sâu, thử nghìẹm tìm xem sâu loại gì, bướu loại gì, phải phun thuốc gì,…khi chữa sâu bướu chưa xong thì cây đã chết vì thiếu nước. Như vậy ưu tiên phải tưới nước trước cho đủ, một thời gian sau cây sẽ tươi tốt khỏe mạnh lại như cũ.

Con người cũng vậy, cần phải bổ khí và bổ huyết để nuôi dưỡng tế bào và phục hồi lại chức năng hoạt động của tạng phủ, chứ không cần chữa biến chứng là kiểu chữa ngọn như tây y.

Cách chữa theo Tinh-Khí-Thần :

Tinh :

Mua thuốc sirop bổ máu Đương Quy Tửu (Tankwe-Gin), pha 2 muỗng canh sirop với 1 ly nước nóng, uống trước mỗi bữa ăn 5 phút. Nếu chúng ta ăn nhiều mà vẫn thiếu máu là do chức năng chuyển hóa kém, thức ăn không chuyển hóa thành máu mà thành mỡ, nhờ Đương Quy Tửu giúp chuyển hóa thức ăn thành máu, chứ uống thuốc này mà không ăn, sẽ không có gì để chuyển hóa, cũng không có kết qủa. Muốn cơ thể có máu, tăng hồng cầu, tăng áo huyết, kiêng không được ăn những chất phá máu như các chất chua, chất lạnh, như cam chanh, bưởi, dưa chua, dưa leo, kem, yaourt, đậu xanh… Mỗi chai sirop sẽ làm áp huyết tăng được 2mmHg, uống đều đặn cho đến khi áp huyết đo được 130 thì ngưng.

Khí : Tập mỗi ngày 3 lần những bài sau đây :

Thần : Tập tối trước khi đi ngủ :

Các bài tập khí công tập từ từ được bao nhiêu hay bấy nhiêu, không cần cố sức, áp dụng trong 1 tháng, rồi ghi nhận những bệnh nào đã bớt hay khỏi, còn lại những bệnh nào, ghi bảng theo dõi áp huyết đo ở cà hai tay mỗi ngày, lấy cả 3 số, cho tôi biết để hướng dẫn tiếp.


Thân

doducngoc

Nguồn tin: Thầy Đỗ Đức Ngọc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây