Hỏi cách chữa bệnh đau nhức chân đứng không vững, ăn không tiêu sình bụng

Bệnh nhân Annie N đứng dậy là hai cái chân con đau nhức đứng không vững, bắt đầu từ hai cái đầu gối cho tới xuống hai bàn chân, ăn uống không có tiêu, bị ợ chua và sình bụng.
Hình minh họa
Hình minh họa

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!

Con tên là Annie N.

Con được một người bạn giới thiệu đến Thầy, và được Thầy trị bịnh. Con cũng là một người bị bịnh, khẩn cầu xin Thầy giúp đỡ cho con. Con không bị hiểm nghèo nhưng nó cũng làm cho con đau nhức kinh khủng. Con nằm xuống khi con đứng dậy là hai cái chân con đau nhức đứng không vững, bắt đầu từ hai cái đầu gối cho tới xuống hai bàn chân, đau nhức cứng ngắt không bước đi được cỡ khoảng vài phút mới bước đi được, đau thật là đau, và còn bệnh thứ hai là con ăn uống không có tiêu, bị ợ chua và sình bụng. Xin mong Thầy giúp đỡ cho con phương cách gì trị bệnh, con có đi bác sĩ nhưng không có hết. Con xin Thầy giúp đỡ, con thành thật cảm ơn Thầy. Con kinh chúc Thầy vạn sự an khang.

Kính Chúc

Annie N.

Trả lời :

A-Nguyên nhân :

Về bệnh đau nhức theo đông y có hai trường hợp do khí hay do huyết. Bệnh thuộc hư do thiếu khí huyết hay bệnh thuộc thực do khí huyết bị tắc nghẽn…Muốn biết điều này phải đo áp huyết ở hai bên tay trái và phải để tìm ra gốc bệnh rồi chữa vào gốc bệnh là chính, chữa đau là chữa ngọn, mà gốc bệnh còn thì bệnh cứ bị tái đi tái lại đến suốt đời cho đến khi bệnh gây ra biến chứng sinh thêm ra nhiều bệnh khác nặng hơn, tây y sẽ phải mổ…..

So sánh kết qủa áp huyết đo được với áp huyết tiêu chuẩn theo lứa tuổi của khí công:

  • 95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.(6 tuổi-12 tuổi)
  • 100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi-17 tuổi)
  • 110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
  • 120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
  • 130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Tiêu chuẩn áp huyết đo ở hai cổ chân cao hơn ở tay 10mmHg

Kết quả áp huyết đo được ở tay trái liên quan đến bao tử, ở tay phải liên quan đến gan, hai con số này khác nhau, nếu cao hơn tiêu chuẩn là có bệnh thuộc thực chứng, thấp hơn là hư chứng. Có nghĩa là bao tử hay gan có bệnh thực chứng hay hư chứng. Con số thứ ba chỉ nhịp mạch tim đập thuộc về hàn hay nhiệt, như cao hơn tiêu chuẩn thuộc nhiệt, thấp hơn tiêu chuẩn thuộc hàn…

Cho nên bệnh tiêu hóa ăn không tiêu ợ chua sình bụng nếu do gan thì nguyên nhân do gan hư hàn, nếu do bao tử thì nguyên nhân do vị hư hàn, nếu cả hai thì do nguyên nhân can vị hư hàn …

Áp huyết thấp do ăn nhiều chất chua làm mất máu, mất hồng cầu, hạ áp huyết.

Nếu đo đường trong máu ở tay, đường trong gan ở huyệt Đại Đôn bên chân phải, và đường trong Tỳ ở huyệt Ẩn Bạch bên chân trái, đều thấy kết qủa lượng đường thấp hơn tiêu chuẩn 6.0mmol/l-8.3mmol/l. Khi đường trong máu thấp dưới 6.0mmol/l thì máu không đủ nồng độ để dẫn máu lưu thông trôi chảy, mà máu bị hàn, và gan hàn lạnh sẽ không bơm đủ máu cho tim tuần hoàn đến được những nơi xa ở chân, khiến gân cơ chân mất nuôi dưỡng bị co rút cứng như thép, không bước đi dễ dàng được vì đau cứng.

Xem thêm : Bài 243: Hỏi cách khám bệnh bằng máy đo áp huyết và cách chữa nhịp tim qúa nhanh hoặc quá chậm

B-Cách chữa theo Tinh-Khí-Thần:

Tinh :

a-Nếu đường và áp huyết thấp hơn tiêu chuẩn, kiêng ăn chua, hàn lạnh. Cần uống thuốc bổ máu sirop Đương Quy Tửu (Tankwe-gin) pha 2 muổng lớn sirop với 1 ly nước nóng, uống trước mỗi bữa ăn 5 phút, giúp kích thích tiêu hóa, ăn ngon, hấp thụ và chuyển hóa thức ăn thành máu, tăng hồng cầu, tăng áp huyết, thân nhiệt, nhưng trong thức ăn phải có những chất tạo máu như canh rau dền, củ dền với thịt bò bí-tết, hải sâm, lẩu đồ biển.

b-Sau bữa ăn, uống 1 ly trà gừng mật ong giúp bao tử nóng ấm, giúp thêm chất ngọt cho gan, tỳ, cho máu dễ lưu thông khắp mọi nơi mọi chỗ, và giúp cho ổn định áp huyết không bị tụt thấp,

c-Mỗi tối trước khi đi ngủ uống trà Điền Thất, mua 1 lọ bột Điền Thất sống ở tiệm thuốc bắc, pha 1 muỗng nhỏ bột với 1 ly nước nóng, công dụng vừa bổ khí nhu sâm, vừa làm thông khí huyết bị tắc, tan máu ứ.

Khí :

a-Tập bài Dậm Chân Phía Trước Phía Sau/Chachacha 5 phút cho khí huyết thông xuống chân.

b-Trong khi tập, để ý xem từ đầu gối xuống chân có điểm nào đau nhất định, dùng kim thử tiểu đường châm vào đó rồi nặn ra máu. Khi nặn máu cũng tìm được nguyên nhân bệnh như : nếu cơ thể thiếu máu thì nặn không ra máu, nếu máu tắc nghẽn không thông, thì nặn ra máu đen bầm, nếu có điểm đau chỉ ở một chỗ là tắc máu ở chỗ đó, nếu không xác định được điểm đau, lúc ở chỗ này lúc ở chỗ khác là do thiếu khí lực tuần hoàn để đẩy máu lưu thông đi xuống chân. Chỗ nào còn đau cứ châm vào đó rồi nặn ra máu sẽ hết đau. Nếu chân còn đau, châm vào gốc các đường kinh chân ở mỗi góc móng chân rồi nặn máu để thông 6 kinh mạch ở chân.

c-Tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần sau mỗi bữa ăn 30 phút, để kích thích tiêu hóa, thông khí huyết trong lục phủ ngũ tạng, điều chỉnh tiêu hóa của gan và bao tử, chữa được bệnh ăn không tiêu, đầy bụng, ợ hơi chua, và cũng để chữa thần kinh cột sống ở lưng bị chèn ép làm chân bị đau như đau thần kinh tọa.

d-Tập bài Dịch Cân Kinh 4 Nhịp 20 lần để điều hòa khí huyết âm dương cho lưng, tay chân..

Thần :

Trước khi đi ngủ 30 phút, nằm tập thở thiền ở Đan Điền Thần, làm tăng hồng cầu, tăng thân nhiệt, tăng áp huyết, giảm đau, an thần, ngủ ngon

Thân

Doducngoc


Video đính kèm :

Nguồn tin: Thầy Đỗ Đức Ngọc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây