Con chào thầy, con có tập khí công một thời gian (Dịch Cân Kinh 12 thức) , sau đó con Thầy nóng trong lòng bàn tay như kiểu con rết bò. Hôm qua con ra tiệm thuốc đông y khám thì Thầy thuốc nói là con tập khi công sai nên bị chèn ép dây thần kinh, bị bốc hỏa do thận thủy kém. Vậy xin thầy cho con hỏi nên tập loại công pháp gì để khắc phục. (huyết áp của con là 120, giới tính nam, 22 tuổi, đi cầu bình thường, chỉ có nóng tay, mà đặc biệt là nóng lòng bàn tay trái là chính và không có nóng chân) . Con nghĩ là có lẽ trong quá trình tập DCK con đã gồng sức thái quá,. điều này có đúng không. xin thầy giải đáp giùm con.
Trả lời :
Những bài tập khí công nào cũng có những công dụng riêng của nó, tuy nhiên đối với cách tập luyện khí công để chữa bệnh thì cần phải biết phân loại các bài tập khí công dưới 4 công dụng như : Công dụng làm tăng áp huyết, công dụng làm hạ áp huyết, công dụng làm tăng nhiệt, công dụng làm hạ nhiệt, để đối chứng với bệnh được chẩn đoán theo chứng bệnh hư, thực, hàn, nhiệt. Những yếu tố này được kiểm chứng bằng máy đo áp huyết ở hai tay, lấy cả 3 số trước khi tập, và sau khi tập luyện một bài khí công nhất định nào đó được một hai ngày hay 1 tuần, dùng máy đo áp huyết ở hai tay mỗi ngày, để theo dõi kết quả số đo áp huyết của 1 tuần lễ đã tập. Chúng ta sẽ biết bài tập khí công này có công dụng làm tăng áp huyết hay làm giảm áp huyết, làm tăng nhiệt hay làm giảm nhiệt.
Do đó có những bài tập khí công, có người cảm nhận thấy cơ thể thấy khỏe, có nghĩa là người đó có bệnh áp huyết thấp, sau khi tập áp huyết được tăng lên đúng tiêu chuẩn. Hay ngược lại người có bệnh áp huyết cao sau khi tập áp huyết trở lại bình thường được khỏi bệnh mà không cần phải dùng đến thuốc.
Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :
1 - Do đó có những bài tập khí công, nếu muốn tập để chữa bệnh thì cần phải đo áp huyết của mình ở 2 tay, lấy cả 3 số trước khi tập để biết mình có bệnh áp huyết cao hay thấp, nhịp tim nhanh hay chậm, so với tiêu chuẩn, rồi sau thời gian tập được 1-2 tuần đo lại áp huyết rồi so sánh với bảng tiêu chuẩn để biết bài tập khí công mà chúng ta đang tập có lợi hay hại cho việc điều trị bệnh, nếu sau khi tập một thời gian cảm nhận thấy trong người tăng nhiệt, rối loạn tim mạch, do áp huyết cao lại tăng cao hơn tiêu chuẩn thì bài tập khí công này không thích hợp cho mình, nhưng nó lại thích hợp cho những người khác có bệnh áp huyết thấp…
2 - Có những bài tập khí công khác, sau khi tập, người có bệnh cao áp huyết sau khi tập một thời gian cảm thấy khỏe, đo lại áp huyết đã thấp xuống lọt vào tiêu chuẩn, điều đó chứng tỏ bài tập khí công này có công dụng làm hạ áp huyết đối với người có bệnh cao áp huyết, nhưng lại không phù hợp cho những người đang có bệnh thiếu máu áp huyết thấp, nếu tập loại bài tập khí công này sẽ làm cho áp huyết xuống thấp hơn nữa.
3 - Kết quả khi đo áp huyết ở tay cho ra 3 con số. Số thứ nhất là tâm thu chỉ khí lực, số thứ hai là tâm trương chỉ sự đóng mở của van tim, số thứ ba là mạch nhịp tim chỉ sự hàn nhiệt trong cơ thể theo đông y gọi là mạch sác hay mạch trì.
Thí dụ nhịp tim mạch ở tuổi thanh niên tối thiểu là 65, tối đa là 70. Nếu sau khi tập một bài khí công nào làm cho nhịp mạch tim đập nhanh hơn 70 thì cơ thể tăng nhiệt, có những bài tập khí công sau khi tập làm mạch nhịp tim đập chậm lại thấp hơn 65 thì cơ thể hạ nhiệt gọi là hàn. Hàn hay nhiệt cảm nhận được rõ nhất ở bàn tay hay ở trán.
Trường hợp cháu tập khí công DCK 12 thức, sử dụng khí ra tay làm tăng nhiệt quá sẽ làm cho thận bị nhiệt, nên thận âm bị hao tổn do nhiệt, nên thầy thuốc đông y mới gọi là thận thủy kém.
Bệnh chèn ép tủy và nóng lòng bàn tay, do tập DCK 12 thức đã làm tăng nhiệt sẽ làm tổn thương thận thủy thì bài này đã không còn phù hợp.
Muốn chữa được 2 bệnh này thì đổi sang bài tập
Cúi Ngửa 2 Nhịp 20 lần,
Vặn Mình 2 Nhịp 20 lần để làm thư giãn lại thần kinh cột sống,
Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần,
Dịch Cân Kinh 4 Nhịp 20 lần điều hòa âm dương, thủy hỏa.
Thân
doducngoc
Nguồn tin: Thầy Đỗ Đức Ngọc
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chúng tôi trên mạng xã hội