Bệnh đau vùng trán, hố mắt…

Hỏi cách chữa bệnh: đau vùng trán, hố mắt, hồi hộp, mau đói, khó thở, choáng váng, sợ lạnh, khả năng sinh dục giảm, tê mỏi toàn thân.
Bệnh đau vùng trán, hố mắt…

Câu hỏi:

Kính gửi Bác Đỗ Đức Ngọc,

Cháu tên là LVM, năm nay cháu 27t, cháu đã lập gia đình.

Khoảng hơn 1 năm trước cháu làm nhân viên kỹ thuật cho cty Xây Dựng Sông Đà sau gần 2 năm làm việc ở đây, do áp lực công việc tiếp xúc với máy tính nhiều nên sức khoẻ của cháu có phần giảm sút với một số triệu chứng sau:

– Đau đầu hay đau ở vùng trán và hố mắt.

– Mờ mắt tim hồi hộp khó thở.

– Ít ngủ, ngủ hay mơ mộng nên khi dậy trong người rất mệt mỏi..

– Ăn nhanh đói, đi ngoài phân nhão.

– Khi vận động người ra nhiều mồ hôi, sợ lạnh, choáng váng.

– Giảm chức năng sinh dục, toàn thân tê mỏi, dễ cáu gắt.

Thời gian qua cháu đã đi khám ở nhiều nơi và đã uống rất nhiều loại thuốc cả thuốc tây Y, đông y. Nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm, đã hơn 1 năm nay cháu nghỉ làm ở nhà. Biờ cháu thực sự rất hoang mang.

Cháu đã tìm kiếm trên mạng và tới trang web của Bác, cháu đọc được bài Cách chữa bệnh: ” Tức ngực, đầy bụng, đàm vướng cổ, đau đầu, mờ mắt, kém trí nhớ, mót tiểu, đau chân gối”. Cháu có một số triệu chứng giống bệnh này và cháu có niềm tin với phương pháp chữa bệnh này và thực sự cháu rất muốn được cải thiện tình hình sức khoẻ của bản thân.

Cháu mong Bác cho cháu lời khuyên trong thời gian sớm nhất có thể!

Cháu cảm ơn Bác!

Trả lời :

Khám Bệnh :

Phân tích dấu hiệu bệnh để quy kinh vào ngũ hành tạng phủ :

  • Đau đầu vùng trán : thuộc chức năng bao tử thực không chuyển hóa.

  • Đau hố mắt do chức năng gan không cung cấp đủ máu lên mắt.

  • Ít ngủ hay mơ mộng : chức năng tâm suy.

  • Ăn nhanh đói, đi ngoài phân nhão : chức năng bao tử thực nhiệt nhưng không hấp thụ chuyển hóa thành chất bổ do tỳ hư, nên đi ngoài ra phân nhão.

  • Khi vận động người ra mổ hôi, sợ lạnh : do chức năng tâm hỏa hư

  • Dễ choáng váng : do thiếu máu

  • Giảm chức năng sinh dục : do gan hư, làm gân chùng.

  • Tê mỏi toàn thân : do thiếu khí huyết, và chức năng tỳ hư không dẫn khí huyết lưu thông, tỳ hư người nặng nề mệt mỏi.

Định Bệnh :

Theo ngũ hành:

  • tỳ hư không nuôi phế,

  • phế hư không nuôi thận,

  • thận hư không nuôi gan,

  • gan hư không nuôi tâm hỏa,

  • tâm hỏa hư không nuôi tỳ,

như vậy là âm huyết hư.

Âm hư lấy dương chữa là thông bổ khí, nguồn cung cấp khí theo ngũ hành là vị khí thu nạp từ thức ăn, và phế khí do hơi thở.

  • Vị khí thì ăn mau đói là thức ăn trong bao tử không chuyển hóa thành chất bổ mà bị tiêu hủy nhanh thành phân tống ra ngoài, như vậy cơ thể không được nuôi dưỡng, vì thức ăn không biến thành máu.

  • Phế khí thì lo nghỉ hại tỳ, tỳ hại phế, đáng lẽ cần phải tập thể dục thể thao để hấp thụ nhiều oxy làm cho khí huyết trong cơ thể lưu thông, giúp tỳ vị chuyển hóa thức ăn thành chất bổ, thì ngược lại, không chịu tập luyện làm phế khí suy khiến thận hư theo.

Như vậy gốc bệnh ở phế-vị (phổi và bao tử), cần tăng cường mạnh phế khí và vị khí, thì sẽ ăn ngủ ngon, cơ thể được chuyển hoá sẽ khỏe mạnh, lúc đó ăn thức ăn bổ sẽ được chuyển hóa thành máu làm tăng thể lực nhanh, mọi dấu hiệu bệnh sẽ biến mất.

Cách chữa theo Tinh-Khí-Thần :

Tinh :

1-Mỗi sáng uống thuốc bổ máu B-12.

2-Ngậm 20 viên Bổ Trung Ích Khí Hoàn trước mỗi bữa cơm 30 phứt, để tăng cường vị khí, bổ trung tiêu, để dễ hấp thụ và chuyển hóa thức ăn thành chất bổ, mà không biến thành đàm.

3-Kiêng ăn những chất chua làm mất máu, hàn mát lạnh làm chuyển hóa chậm, thức ăn sẽ biến thành đàm, và thức ăn chứ trong bao tử lâu do chuyển hóa chậm sẽ lên men làm loét bao tử, ợ hơi.

Khí :

1-Cần tập:

– bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần làm tăng áp huyết, làm mạnh tâm-phế-thận

– rồi tiếp theo bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần ngay sau bữa ăn 30 phút, giúp bao tử nhồi bóp thức ăn thành dưỡng trấp, phân thanh hóa trọc tức là lọc thức ăn thành chất bổ và loại bỏ cặn bã thành phân nhanh, không giữ độc tố lâu trong cơ thể. Sau khi tập kép ép gối xong, hai tay đặt chồng lên nhau tại rốn, nam tay phải đặt ở dưới, tay trái chồng lên trên, nằm nghe khí chuyển động trong bụng lâu 15 phút, giúp cơ thể hấp thụ oxy làm tăng hồng cầu, làm ấm bụng ấm tay, áp huyết thấp thì cuốn lưỡi ngậm miệng thở ra bằng mũi để giữ khí và làm tăng áp huyết, làm tăng dương để cầm mồ hôi không cho thoát dương.

2- Tập :

– 7 bài đầu của khí công ( 7 động tác đầu, gáy, cổ) làm tỉnh thần

– bài Cúi Ngửa 4 Nhịp 20 lần để cung cấp máu lên nuôi não làn hưng phấn bổ thần kinh.

Thần :

Trước khi đi ngủ 30 phút tập thở thiền ở Đan Điền Thần, làm tăng oxy, tăng thân nhiệt, tăng tính hấp thụ và chuyển hóa thức ăn, giúp giảm đau, an thần, ngủ ngon.


Thân

doducngoc

Các bài tập tìm trong website: https://dongykhicong.com/video-kcyd/

Nguồn tin: Thầy Đỗ Đức Ngọc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây