Bệnh dị ứng phấn hoa

Bệnh sổ mũi dị ứng thời tiết (do lạnh, bụi, phấn hoa, hóa chất…) đều do chức năng đóng mở của phổi. Đông y thường nói: Phế khai khiếu ở mũi.
Hình minh họa
Hình minh họa

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,

Con rất hân hạnh được chính Thầy trả lời và rất cảm ơn Thầy. Con xin nói một chút về cơ duyên nào đã đến với những film mà Thầy đã hướng dẫn mọi người.

Con tên Nghiêm, 54 tuổi, ở tại Norway. Sau 11 năm ở xứ này, thì năm 1994, con đã bị dị ứng mũi bởi phấn hoa của cây bjork (hình như ViệtNam mình kêu nó là cây phong.). Có nhiều đêm ngủ không được, chỉ ngồi và thở bằng miệng. Đã đi bác sĩ chuyên khoa mũi, thông được vài ngày rồi thì vẫn vô tình trạng như cũ. Cách đây hơn 2 năm, trên một trang web về yoga của Na-Uy, người ta chỉ dùng nước muối (nhiệt độ vừa ấm) để sức mũi. Sức bằng cách đó, nước từ lỗ mũi bên này chảy ra lỗ bên kia và ngược lại, với một cái bình đặc biệt. Cách đó cũng giúp được một chút. Nhưng khi vào mùa phấn hoa đang ở vào thời kỳ cao điểm như mấy ngày nay thì gần như tác dụng rất ít khi hai lỗ mũi hoàn toàn bị nghẹt.

Từ ngày thứ sáu 01/05/2009, mỗi ngày sức mũi 6,7 lần, nhưng vài phút sau thì chứng nào tật nấy vẫn y như cũ, chỉ thở bằng miệng.

Hôm qua, đêm chủ nhật, ngủ không được, lang thang trên Net, vô tình xem được bài giảng Khí Công Y Đạo của Thầy, có bài chữa bệnh gan, bệnh cao áp suất máu. Nhưng tìm hoài mà chưa gặp bài nào chữa cái bệnh khổ sở vô cùng là bịnh nghẹt mũi. Nhưng Thầy đã nói khí (air) thì cơ thể không bịnh, con hiểu đại khái như vậy. Và nghĩ rằng “ chắc một vài cơ quan nào trong cơ thể không đóng-mở bình thường mới bị nghẹt. Vậy mình phải tập cho cơ quan đó đóng-mở bình thường lại, thỉnh thoảng Thầy nói cách Vỗ Tay 4 Nhịp, nhưng không được xem rõ ràng chính thức bài đó.

Chỉ hiểu đại khái là khum người xuống, ngửa cổ lên…Và thay vì ngồi khổ sở với hai lỗ mũi bất thông của mình, con đã tập thử đóng-mở, và cứ làm đại, chứ không biết trúng trật. Và nhớ trong nhiều bài Thầy đã dạy : Thở vào tâm tĩnh lặng, ngưng 5 giây, Thở ra miệng mỉm cười. Con đã làm như thế này: Ngồi trên ghế, dựa lưng thẳng, hai chân hợp một góc 90 độ với sàn nhà, hai cánh tay đưa thẳng lên, 10 ngón tay duỗi ra, đầu ngửa lên trời, bụng ưỡn ra trước, lưỡi để lên sau hàm răng trên, răng không cắn lại khít nà cho hở một chút. Rồi co hai bàn tay thành nắm đấm, từ từ cúi xuống cho tới khi nào không còn cúi được nữa. Tưởng tượng đây là đóng, phần thân trên song song với mặt sàn nhà. Trong khi cúi xuống như vậy thì đọc thầm : Thở vào tâm tĩnh lặng, ngưng 5 giây, thân từ từ trở lại vị trí ban đầu, mười ngón tay từ từ duỗi thẳng ra, con tưởng tượng đây là mở, đọc thầm : Thở ra miệng mỉm cười.

Khoảng 3,4 hơi thở đầu tiên, khó khăn và mệt lắm, vì hai lỗ mũi đã nghẹt, nhưng không nản chí, không thở bằng miệng mà cố gắng thở bằng mũi, từ từ nó thông được một chút. Ráng thở cho tới khoảng 15 lần thì nghe trong mũi nó ló bọc cứt mũi trở thành nước, chảy xuống cổ và thở dễ dàng. Tập như vậy khoảng nửa tiếng thì hai lỗ mũi thở được bình thường. Tuy nhiên khoảng 10 tiếng đồng hồ sau thì hơi nghẹt lại, không hoàn toàn bít chịt, và lại phải tập thở đóng-mở khoảng 20 phút nữa. Và hai ngày nay, con không sức mũi bằng nước muối nữa (sau nhiều năm phải dùng cách đó mỗi ngày ít nhất là 2 lần. Tuy thở thỉnh thoảng vẫn còn nặng, nhưng hoàn toàn bít chịt thì không còn nữa, không cần phải thở bằng miệng nữa.

Con cám ơn Thầy, từ đây chờ khi nào tìm được một cách tập chánh thức cho bịnh dị ứng mũi của Thầy, con tạm thời xài cách đóng-mở như con đã làm. Nếu cách tập sai thì xin Thầy từ bi phê bình một vài chữ, để có sai thì con kịp thời sửa chữa, khỏi bị nguy hiểm về sau.

Chữa được bịnh cho mình, chữa được bịnh cho người mà không vụ lợi. Con mong mỏi được như vậy. Vì đó là một hạnh phúc không gì so sánh được. Con trân trọng kính chào Thầy. Chúc Thầy dồi dào sức khỏe để giúp tha nhân. Lê văn Nghiêm

Trả lời :

Cách suy nghĩ tìm ra phương pháp đóng-mở cũng đúng là cách của khí công, nhưng thêm chữ đông y-khí công thì phải nghĩ đến ngũ hành tạng phủ.

Bệnh sổ mũi dị ứng thời tiết (do lạnh, bụi, phấn hoa, hóa chất…) đều do chức năng đóng mở của phổi. Đông y thường nói: Phế khai khiếu ở mũi. Chức năng của Phổi và của Bàng Quang hoạt động tốt, chúng hợp lại thành một âm bên trong thuộc tạng, một dương bên ngoài thuộc phủ, đóng-mở nhịp nhàng để trở thành một loại khí đặc biệt bảo vệ cơ thể gọi là vệ khí, tương đương với hệ thống miễn nhiễm.

Đặc điểm của chức năng phổi tốt phải có những điều kiện sau :

1- Phổi phải đàn hồi tốt, có thể phồng tối đa, xẹp tối thiểu được, như vậy là phổi tốt không bị nghẹt phổi do đóng bụi, đàm nhớt, hay bướu, hay bị xơ phổi.

2- Phổi phải ráo (đông y gọi là táo khí) không được qúa khô, qúa ẩm ướt do hơi nước…

3- Nhiệt độ của phổi không nóng qúa, không lạnh qúa, chức năng của phổi tốt tự biết điều chỉnh nhiệt trung bình để bảo vệ cơ thể.

Cho nên, mặc dù trời lạnh, hay bụi phấn hoa bay vào mũi, chạm vào da thịt, có người bị dị ứng có người không bị, đều do chức năng của phổi mạnh hay yếu. Bệnh viêm mũi dị ứng do hai nguyên nhân tạo thành : Theo giáo lý nhà Phật gọi là nhân và duyên. Nhân bên trong là chức năng phế hư, duyên bên ngoài đưa đến là thời tiết lạnh hay bụi phấn hoa. Nếu không đủ nhân duyên, thiếu một trong hai yếu tố thì không gây hậu qủa thành bênh được. Giáo lý nhà Phật thường đưa ra ví dụ cho dễ hiểu là có hạt nhân giống tốt mà không có duyên như được bón phân, tưới nước, kết quả cũng không mọc ra cây được. Ngược lại có đủ phân và nước, nhưng không có hạt nhân giống để trồng cũng không có cây được.

Vì vậy muốn tránh khỏi bệnh cảm sổ mũi do dị ứng phấn hoa, cần phải làm cho chức năng phế đừng hư, có nghĩa là cần phải bổ cho chức năng phổi mạnh, có 4 giai đoạn:

Giai đoạn một :

Phải tả tà khí đã xâm nhập vào phổi làm chảy nước mũi và nghẹt mũi Dùng 2 muổng lớn (muổng canh) nước dấm táo (vinaigre de cidre de pomme) pha với 1 ly nước sôi, dùng hai bàn tay che mũi xông hơi nước dấm táo vào hai lỗ mũi, nước mũi sẽ chảy ra, thì xịt nước mũi ra hết, vì trong nước mũi có rất nhiều virus, cứ xông tiếp cho đến khi hết nước mũi, nếu nước mũi còn, virus còn sót lại sẽ sinh sản thêm nhiều gấp bội, xông đến khi nào niêm mạc mũi khô, lỗ mũi thông. Sau đó dùng bông gòn thấm nước dấm táo ngoáy vào lỗ mũi để sát trùng. Có thể ngậm l ngụm nước dấm táo trong miệng, nằm ngửa cho nước dấm táo thấm vào cổ họng 3-5 phút để sát trùng virus trong cổ họng, rồi nhổ đi.

Giai đoạn hai :

Bổ phổi Tập khí công bài Vỗ Tay 4 Nhịp để thông phế khí, ấm phổi, tăng thể tích phổi, thông mũi, khô niêm mạc. Vừa tập vừa hát one, two, three…vừa vỗ tay 4 nhịp, lâu 10-15 phút

Giai đoạn ba :

Thở thông xoang mũi, xoang trán. Nằm úp trên giường, đưa đầu ra ngoài giường, tay cầm khăn giấy sẵn. Tập thở ra bằng mũi, nhưng thay vì thở ra thì xịt nước mũi còn sót lại ở hai xoang mũi và xoang trán ra theo nhịp thở ra. Tập khoảng 20 phút, nước mũi trong hai xoang có thể ra thêm được khoảng 50-100cc, lúc đó mũi mớì thông hoàn toàn, không còn nghẹt mũi.

Giai đoạn bốn : Thở Thông Tinh-Khí-Thần để làm hạ đường trong máu, hạ áp huyết, tăng cường hệ miễn nhiễm phòng chống bệnh, không bị tái phát, hay bị bệnh lặt vặt theo hướng dẫn ở link sau :

https://dongykhicong.com/video-kcyd/video-keo-ep-goi/


Thân

doducngoc

Tác giả bài viết: Bài viết được biên soạn bởi dongykhicong.com

Nguồn tin: Thầy Đỗ Đức Ngọc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây