Mũi không ngửi được mùi

Bệnh nhân nữ 52 tuổi huyết áp thấp, mỗi sáng thức dậy, các ngón tay ở 2 bàn tay tê cứng, riêng ngón tay cái luôn có cảm giác đau, mũi không ngửi được mùi đã gần 2 năm
Hình minh họa
Hình minh họa

Câu hỏi:

Kính chào Chú Ngọc,

Đầu thư cho cháu gởi lời chúc sức khỏe đến Chú và gia đình.

Cháu nhờ Chú tư vấn về mũi của mẹ Cháu.

1-Mẹ cháu năm nay 52 tuổi, hiện đang sống ở Việt Nam. Số đo huyết áp trước khi ăn là 11,3 và sau khi ăn là 11,8.

2-Mỗi sáng thức dậy, các ngón tay ở 2 bàn tay tê cứng, riêng ngón tay cái luôn có cảm giác đau (từ ngón cái đến cổ tay) khi mở ngón tay cái vuông góc với ngón trỏ.

Nhiệt độ trán bình thường. Đi cầu bình thường.

Mẹ cháu không ngửi được mùi đã gần 2 năm, thỉnh thoảng vài tháng thì có ngửi được mùi thoáng qua (khoảng 30 giây).

3-Khi Mẹ cháu đi khám và nội soi ở bệnh viện thì được chuẩn đoán là dày vách ngăn và viêm xoang sàng, viêm đa khớp. Mẹ cháu đã uống thuốc 2 tuần nhưng không khá hơn chút nào.

Chú có thể tư vấn giúp Mẹ cháu cách điều trị để Mẹ cháu sớm có thể ngửi được mùi.

Trả lời :

Cháu cho kết qủa số đo áp huyết không đủ 3 yếu tố, số đầu là số tâm thu chỉ khí lực, số thứ hai là tâm trương chỉ sự co bóp đóng mở van tim, số thứ ba là nhịp tim đập cho biết đủ máu hay thiếu máu, nếu nhịp tim nhanh hơn tiêu chuẩn thì người nóng gọi là nhiệt, đập chậm hơn tiêu chuẩn thì gọi là hàn. Đông y khí công nhờ vào kết qủa của số đo áp huyết mới biết được khí huyết hư hay thực, hàn hay nhiệt. Từ đó mới có cách chữa đúng là hư thì chữa bằng phương pháp bổ, thực thì chữa bằng phương pháp tả, hàn thì tăng nhiệt, nhiệt thì tả nhiệt. Bổ hay Tả của đông y khí công là điều chỉnh ăn uống, và luyện tập khí công để giúp tình trạng khí huyết được lưu thông bình thường không còn tình trạng bệnh hư thực hay hàn nhiệt, và áp huyết lọt vào bảng tiêu chuẩn của khí công là bệnh tự nhiên sẽ khỏi.

Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :

  • 95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
  • 100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
  • 110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
  • 120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
  • 130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

A-Phân tích dấu hiệu bệnh :

1- Áp huyết của mẹ cháu thiếu so với tiêu chuẩn là cơ thể thiếu khí.

2-Các ngón tay ở bàn tay tê cứng, riêng ngón tay cái đau đến cổ tay là dấu hiệu không đủ khí và đủ huyết tuần hoàn ra đến ngón tay thuộc 6 đường kinh tay, và đau ngón cái thuộc kinh Phế (phổi) không đủ khí, trong khi đông y có câu phế khí khai khiếu ra mũi làm thông mũi mới thở dễ và mới ngửi được mùi, vì phế khí thiếu.

3-Dầy vách ngăn và viêm xoang sàng : Đa số khi bị sổ mũi do phế khí là vệ khí, tức là khí bảo vệ cơ thể không đủ mạnh để phòng chống bệnh do thay đổi thời tiết, nước mũi khi chảy, dịch mũi đã bị virus, thay vì xịt nước mũi ra hết đừng cho virus xâm nhập sâu vào trong mũi, thì ngược lại, bệnh nhân đều hít vào đưa virus vào sâu, nằm trong xoang mũi, xoang trán, xoang sàng, xoang tai, do đó bị viêm xoang dị ứng mãn tính mỗi khi thời tiết thay đổi, làm nghẹt mũi và tê liệt thần kinh khứu giác ở niêm mạc mũi.

B-Cách điều chỉnh Tinh-Khí-Thần :

Tinh :

1-Không nên ăn những thức ăn chua làm hạ áp huyết, mất máu, mất nhiệt, nên ăn gừng làm ấm bao tử và ăn ớt làm thông phổi mở lỗ chân lông cho xuất mồ hôi để khai phế khí.

2-Chọn những thức ăn uống để bổ máu theo hướng dẫn trong bài 387:

Bài 387 : Những thức ăn thuốc uống chữa bệnh thiếu máu áp huyết thấp.

Khí :

1-Dùng 2 muỗng dấm táo pha với 1 ly nước sôi để xông mũi, khi hơi dấm táo xông vào mũi để diệt virus, làm tiêu viêm, teo rút nhỏ những thịt dư trong mũi để làm thông vách ngăn, nước mũi sẽ chảy ra, thì xịt nước mũi ra cho hết, rồi xông tiếp, hít hơi dấm táo vào sâu trong xoang, nước mũi lại chảy thì xịt ra cho hết, đến bao giờ hít dấm táo vào mà niêm mạc mũi khô, không còn nước mũi trong các xoang, vách mũi thông, thở dễ mới hết được bệnh viêm xoang. Mỗi ngày xông dấm táo 2-3 lần.

2-Nằm úp, đưa đầu ra ngoài giường, dùng giấy hay khăn lau mũi khi xịt nước mũi ra, vì nằm úp, nước mũi trong xoang trán mới ra được.

3-Thông nước mũi trong phổi bằng bài tập sau :

Chữa bệnh ho, cảm sốt, sổ mũi, nghẹt mũi, thông đàm, và nước trong xoang phổi, mũi, tai, đầu, trán …

4-Tập khí công và day bấm huyệt theo bài đính kèm : Mũi không ngửi được mùi

Cách đây 20 năm khi tôi còn ở Saigon, tôi đến thăm một người quen lúc bà đang nấu bếp, khi tôi đến, bà vặn bếp lửa nhỏ rồi lên phòng khách nhờ tôi chữa bệnh mũi mất mùi đã 6 năm. Tôi áp dụng bài trên, tự nhiên bà la lên: Thôi chết, tôi ngửi thấy mùi cá khét, bà vội chạy vào bếp tắt lửa, nhắc nồi cá ra. Khi đến Canada, sau khi tôi chữa cho nhiều người ngoại quốc bài này, bàn tay tôi bôi dầu Ling Nam Ultra Balm để gần mũi bệnh nhân lúc bệnh nhân tập bài Nạp Khí Trung Tiêu, khi bỏ chân xuống, miệng ngậm, chỉ thở bằng mũi, khí đang dồn dập nhồi ờ bụng, hơi dầu xông vào phổi, tự nhiên bệnh nhân ngửi được mùi menthol, camphor trong dầu.

5-Tăng cường vệ khí bằng bài tập Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần thông phế khí tăng oxy và hồng cầu để bảo vệ phổi, làm mạnh chức năng phổi.

Vỗ tay 4 nhịp :

Thần :

Tối trước khi đi ngủ 30 phút, nằm tập thở thiền ở Đan Điền Thần làm tăng oxy, tăng áp huyết, tăng hồng cầu, làm ấm phổi mạnh tâm phế, an thần ngủ ngon.

Thở đan điền thần :


Thân

doducngoc

Nguồn tin: Thầy Đỗ Đức Ngọc

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây