CÁCH CHỮA :
– Bệnh cao áp huyết,
– Viêm thoái hóa chỉ đau đa khớp tay chân (không tê, sưng),
– Ngứa dị ứng do thuốc.
Câu hỏi:
Kính chào Thầy,
Tôi tình cờ được người bạn cho bài viết về Thầy hoan hỷ chỉ cách chữa bệnh bằng điện thư, nay tôi gởi đến thầy xin thầy chỉ cho cách chữa bệnh.
Kính thưa thầy, tôi đang sống tại Sài Gòn Việt Nam, đi khám bệnh nhiều bệnh viện và phòng khám đa khoa, ai bày gì làm đó nhưng vẫn thấy không khả quan lắm, nay xin Thầy hướng dẫn cho.
Tôi năm nay 53 tuổi ( nữ ), cao 1m55, nặng 63kg
1-Bệnh cao huyết áp 3 năm nay, cao nhất 160/105 nếu uống thuốc tây đều đặn và uống cây rau cần, có người bày hầm nhừ 100g đâu trắng + 100g tỏi nấu chung ăn ( 1 tháng / lần) huyết áp có phần ổn định
2-Bệnh thoái hóa khớp gối và viêm đa khớp, hai bàn tay thường tê cứng đau nhức ( không sưng tấy đỏ ) hai chân bị đau nhức ( không tê và không sưng tấy đỏ )
3-Ăn chay trường, nhưng sao vẫn bị dị ứng ngứa ( uống thuốc dị ứng mỗi ngày thì hết nhưng rất mệt và trở ngại vì thuốc làm cho ngủ nhiều)
Thưa thầy, bệnh nào cũng phải uống thuốc Tây, khi uống có phần giảm đau nhưng lại đau dạ dày, xin Thầy hướng dẫn cho cách trị bệnh và cách tập luyện, kính cám ơn thầy và mong tin thầy hồi âm.
Kính chào thầy
Trả lời :
1-Bệnh áp huyết :
Cần phải đo áp huyết ở hai tay, lấy cả 3 số. Số thứ nhất chỉ Khí, số thứ hai chỉ sự đàn hồi của van tim, số thứ ba chỉ nhịp mạch tim đập trong một phút, đối với đông y khí công, số thứ ba liên quan đến số lượng máu chạy trong mạch, nên được gọi là Huyết.
Đông y khám bệnh để xác nhận những dấu hiệu bệnh mình đang có thuộc chứng nào của lục phủ ngũ tạng, và tình trạng làm việc của tạng phủ đó bệnh là do làm việc qúa mạnh hay qúa yếu, đông y gọi là thực chứng hay hư chứng. Rồi đối chứng so sánh với những dấu hiệu bệnh qua kinh nghiệm triệu chứng lâm sàng học mà cổ nhân đã để lại xem có đúng như vậy không.
Theo kinh nghiệm của Khí Công Y Đạo, chữa áp huyết cao rất dễ, vì tên gọi áp huyết, chính là áp lực khí đẩy huyết của qủa tim giúp cho khí huyết lưu thông khắp cơ thể. Làm hạ áp huyết là làm giảm khí lực đẩy của qủa tim bằng cách thở bụng, có nghĩa là thở sâu, còn thở bằng ngực gây áp lực khí tụ nơi qủa tim khiến tim đập mạnh làm tăng áp huyết.
2-Viêm thoái hóa đa khớp :
Khi áp huyết trở lại bình thường, có nghĩa khí huyết lưu thông dễ dàng thì tất cả mọi đau nhức biến mất. Sự thoái hóa xương khớp do không đủ máu tuần hoàn đến khe kẽ xương khớp, nhưng khi áp huyết bình thường, thần kinh gân cơ không bị co rút, chúng được thư giãn, máu sẽ chạy được đến nơi đều đặn, nuôi dưỡng trở lại các tế bào.
3-Ngứa dị ứng do thuốc :
Ngứa do trong gan chứa nhiều độc tố từ nhiều loại thuốc chữa nhiều bệnh, vào đến bao tử trở thành một loại thuốc tổng hợp tạo phản ứng hóa học không thuận lợi, gan không thể lọc độc và chuyển hóa hết được.
Chữa theo Tinh-Khí-Thần :
Tinh :
Áp huyết ổn định phải nằm trong tiêu chuẩn này của khí công :
Thuốc đã làm rối loạn chức năng gan và bao tử, nên tạm thời ngưng tất cả các loại thuốc, lại phải kiêng ăn những chất hại gan tỳ như chất chua, chất ngọt, cay nóng nhiệt, kiêng những chất béo gây tắc mạch làm tăng áp huyết.
Uống Phan Tả Diệp như nước trà để xổ độc trong gan, vừa tiêu xổ độc trong gan, vừa làm hạ áp huyết
Khí :
1-Có một lối thở tự nhiên, nằm nghỉ ngơi, thư giãn, đo áp huyết trước khi tập, có áp huyết cao, thí dụ 160/105mmHg mặch 75. Dùng hai cục bông gòn nhét vào hai lỗ mũi, để thở bằng miệng tự nhiên như em bé ngủ, hay như người bị nghẹt mũi, chỉ thở bằng miệng, 5 phút sau đo lại áp huyết xuống 140, cứ mỗi 5-10 phút đo lại, áp huyết có thể xuống 110 dễ dàng.
Phương pháp này là phương pháp chữa bệnh cao áp huyết không cần thuốc, lúc nào áp huyết cũng trung bình, nên trong lúc làm việc, đi đứng, nằm ngồi, đều nhét bông gòn dấu trong mũi không cho ai thấy, cách này làm cơ thể tự nhiên thở bằng bụng.
Theo định nghiã của khí công, thần kinh ngoại biên co thắt làm tê đau tay do áp huyết tăng cao, hay ngược lại, khi áp huyết tăng cao, vai và bàn tay tê đau, điều đó chứng tỏ khí huyết không thông dến hai tay chân. Khi bệnh còn ở biểu (bên ngoài cơ thể) thì đau tay chân, áp huyết cao ở cả hai bên tay. Nhưng bệnh nhập lý (vào sâu bên trong cơ thể) thì do bao tử hay do gan bị bệnh, lúc đó áp huyết trở thành xáo trộn, và mãn tính.
Khi mình đo áp huyết cao, nhưng thực sự đó là áp huyết giả do khí tụ ở ngực, áp huyết thật là áp huyết của khí huyết lưu thông khắp toàn thân lúc nào cũng thấp, nếu thấp hơn tiêu chuẩn là cơ thể mình thiếu khí và thiếu huyết. Đối với đông y khí công, thiếu khí hay dư khí có thể tập luyện làm thay đổi khí dễ dàng, nhưng thiếu huyết, cần phải thời gian tẩm bổ ăn uống những chất bổ máu, mới giúp cơ thể đủ máu tuần hoàn.
2-Tập Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần. Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần. Hai bài tập này giúp sinh hóa chuyển hóa thức ăn thành chất bổ và loại bỏ độc tố nhanh. vừa làm hạ áp huyết, vừa thông khí huyết toàn thân giúp khí huyết lưu thông, chữa được viêm đa khớp, và ngứa dị ứng, khi tập đủ, cơ thể sẽ xuất mồ hôi.
3-Tập Dậm Chân Phía Trước, Dậm Chân Phía Sau và bài Chachacha 5 phút cho khí huyết lưu thông xuống chân.
Thần :
Tập thở Mệnh Môn trước khi đi ngủ 30 phút để ổn định áp huyết.
Thân
doducngoc
Nguồn tin: Thầy Đỗ Đức Ngọc
Ý kiến bạn đọc
Chúng tôi trên mạng xã hội