Bị té liệt nửa người, cúi ngửa cổ rất đau

Bệnh nhân bị té liệt nửa người 3 năm trước, đã phẫu thuật đi lại bình thường, tuy nhiên tay phải yếu, cổ cúi hoặc quay rất đau. Nếu cố dùng tay phải làm gì thì cổ bên phải đến vai rất đau...
Hình minh họa
Hình minh họa

Xin chào thầy, con đang có bệnh mong thầy chỉ dạy!

Con có người bạn bị té từ trên lầu và bị liệt nửa người (3 năm trước). Sau quá trình phẫu thuật đã có thể đi lại bình thường, tuy nhiên tay phải vẫn còn rất yếu. Bạn con nói bác sĩ cho biết là cột sống gần cổ chèn vào dây thần kinh, làm tay rất đau. Phần cổ khi cúi hoặc quay đều rất đau. Nếu cố gắng dùng tay phải (như khi dùng đũa ăn cơm) thì phần từ cổ bên phải (phía sau) đến vai rất đau, phải xoa bóp mới đỡ. Đã phẫu thuật 1 lần nhưng vẫn chưa giảm, bác sĩ cho biết cần phải phẫu thuật nữa (nhưng không đảm bảo sẽ dứt bệnh). Bạn con đang rất lo sẽ bị liệt do phẫu thuật không thành công.

Con mong thầy chỉ dạy, chân thành cảm ơn thầy và chúc thầy luôn khỏe mạnh để nhiều người nữa được thầy giúp chữa bệnh.

Kính chào thầy!

Trả lời :

Cách chữa theo Tinh-Khí-Thần :

Hãy đo áp huyết ở hai tay để biết tay nào áp huyết cao, tay nào áp huyết thấp, như vậy sẽ có hai loại đau do thực chứng bởi áp huyết cao, và loại hư chứng bởi áp huyết thấp. Bởi áp huyết cao thì tả bằng châm nặn máu ở đầu đường kinh nơi ngón tay cho áp lực khí huyết xuống. Bởi áp huyết thấp thì uống thuốc bổ máu, đó là chữa gốc. Còn chữa ngọn là để ý mỗi khi cử động, tìm điểm nào đau thì châm nặn máu ở điểm đó.

Tinh :

1-Nếu thiếu máu cần phải uống thuốc bổ máu B-12 để làm tăng áp huyết lọt vào tiêu chuẩn của khí công:

  • 95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.(6 tuổi-12 tuổi)
  • 100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi-17 tuổi)
  • 110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
  • 120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
  • 130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

2-Mua ở tiệm thuốc bắc 1 lọ bột Điền Thất sống, pha 1 muỗng nhỏ bột với 1 ly nước nóng, khuấy đều uống như nước trà để làm thông khí huyết, tan máu ứ bầm, bổ khí lực.

3-Nếu áp huyết cao, không được ăn những chất cay, nóng, nhiệt như cà phê, bún bò huế, xoài, nhãn, sầu riêng… Nếu áp huyết thấp, không được ăn những thức ăn có chất chua hàn mát lạnh như cam, chanh, bưởi, khổ qua, kem, nước đá, đậu xanh…sẽ làm mất khí mất máu hạ áp huyết khiến máu lưu thông chậm hoặc bị ứ nghẹt gây đau.

Khí :

1-Day huyệt Hà Đồ Lạc Thư đầu cổ gáy vai. Hà Đồ Lạc Thư

2-Bệnh nhân ngổi hay nằm úp, nhờ người khác chữa, dùng kim thử tiểu đường châm nặn máu ở cổ gay vai sau lưng khi cổ cúi ngửa, quay trái quay phải sẽ có những điểm đau, nơi đó dưới da có những cục thịt co cứng hay những đường gân co cứng làm tắc nghẹt sự lưu thông khí huyết chạy ra đến đầu ngón tay cùi chỏ.

3-Bệnh nhân nằm ngửa, người chữa châm nặn máu đầu ngón tay, rồi bệnh nhân tự tập bài : Nắm chặt bàn tay gồng lên, hít vào. Mở xòe thư giãn bàn tay, thở ra. Tập cả hai bàn tay 10 lần.

4-Nhờ người khác chữa theo bài Ép cánh tay để thông khí huyết ra tay.

https://www.youtube.com/watch?v=yoVj0Ec__HE

5-Bệnh nhân ngồi, ngửa cổ từ từ ra sau như nhìn trời, tìm điểm đau, nhờ người châm nặn máu điểm đau và châm nặn máu vào giao điểm từng đốt sống cổ gáy lưng trên, xong, tập cúi đầu nhìn đất, ngửa cổ nhìn trời, quay cổ cho cằm đụng vai trái, quay đụng vai phải, quay sang trái phải nhiều lần, để làm thông khí huyết ở các đốt xương cổ gáy lưng, khi nào cảm thấy hết đau thì ngưng. Trong lúc tập bài này, để ý hễ cảm thấy chóng mặt thì nằm nghỉ, điều đó chứng tỏ áp huyết tụt thấp do thiếu máu làm thoái hóa đốt sống, cần phải uống thuốc bổ máu Acti-B12, mỗi sáng 1 ống làm tăng máu, tăng áp huyết, giảm đau thần kinh.

6-Tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần để thông khí huyết toàn thân, khi tập xong, nếu áp huyết cao hơn 140mmHg thì thở ra bằng miệng, nếu áp huyết thấp thì cuốn lưỡi, ngậm miệng để giữ khí, thở ra bằng mũi, nhắm mắt, nằm nghe khí chuyển động trong bụng.

7-Tập 7 bài đầu khí công làm hưng pấn thần kinh.

8-Tập bài Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần để thông khí huyết ở cổ gáy vai tay.

9-Tập bài Cúi Ngửa 4 Nhịp 20 lần để cung cấp máu lên nuôi não, để thư giãn đốt sống cổ, lưng.

10-Tập bài Quay Vặn Khớp Vai 10 lần để thông khí huyết ở cổ gáy và bàn tay.

11-Tối đi ngủ, giã 1 củ gừng lớn, bọc trong vải thưa, đắp lên chỗ đau khi nằm ngủ để chườm ấm cho khí huyết lưu thông, giải tắc nghẽn máu. Có thể pha 2 muỗng lớn bột gừng vào trong bồn tắm nước nóng, ngâm người ngập đến cổ gáy trong 30 phút, cùng lúc tập cử động quay cổ, quay vai cho khí huyêt lưu thông, cách này kích thích hồi phục tế bào, làm giảm đau, ấm người làm thông khí huyết.

Thần :

Trước khi đi ngủ, nằm tập thở thiền ở Đan Điền Thần, giúp tăng thân nhiệt, giảm đau, an thần, ngủ ngon.


Thân

doducngoc

Nguồn tin: Thầy Đỗ Đức Ngọc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây