Cách chữa Bệnh ứ đờm trong cổ họng

Cách chữa Bệnh ứ đờm trong cổ họng, tây y chữa không dứt, phải khạc nhổ hoài rất khó chịu
Hình minh họa
Hình minh họa

Câu hỏi:

Thầy Đức Ngọc kính mến,

Qua internet, cũng nhờ website của thầy mà tôi đã học và luyện tập khi công được gần nửa năm nay. Kết quả rất hữu hiệu đã giúp rất tốt cho sức khỏe và ngăn ngừa được nhiều chứng bịnh nguy hiểm, chẳng hạn như: cao huyết áp, cholesterol. đau lưng, nhức mỏi. . .

Thành thật rất cảm ơn sự truyền bá chỉ dạy của Thầy cho các đồng bảo Việt Nam trên khắp hoàn cầu !

Bấy lâu nay, tôi đã bị chứng ứ đờm trong cuống họng và tôi đã đi các bác sĩ Hòa Lan, đồng thời cũng đã thử nghiệm ở nhà thương, đã dùng đủ các loại thuốc tây, nhưng vẫn không trị dứt được chứng ứ đờm trong cuống họng. Hàng ngày, tôi đã nhiều lần phải khạc nhổ vì cảm thấy rất khó chịu trong cuống họng, phải khạc nhổ đờm ra mới thấy được dễ chịu. Tuy nhiên, tiếng vang khi khạc nhổ, có thể làm những người xung quanh nghe được, họ cảm thấy ghê tởm.

Vậy kính nhờ thầy Đức Ngọc chỉ giúp giùm phương cách tập luyện và chữa trị tuyệt hết chúng ứ đờm trong cổ họng.

Cuối mail, tôi xin kính chúc thầy Đức Ngọc và quý quyền luôn được dồi dào sức khoẻ, an lành và cuộc sống gia đình của thầy luôn được thịnh vượng, tốt đẹp và hạnh phức.

Kính chào Thầy Đỗ Đức Ngọc!

Dhr. NCT.. (Netherlands).

Trả lời :

A-Nguyên nhân :

Nguyên nhân gốc của bệnh tạo đờm do chức năng của thổ tỳ vị và kim phế, nếu đờm có vị mặn lại liên quan đến thận, đờm đặc dính khó khạc liên quan đến tâm hỏa thực nhiệt. Tây y có thuốc Terpin codein, uống 1 viên thì đờm tan lỏng dễ khạc, uống 2 viên thì đờm đặc lại, thuốc ngậm Clorate de Potassium chữa cổ họng vướng đàm làm mất giọng. Tuy nhiên những thuốc này chỉ chữa ngọn mà không chữa gốc.

Đo áp huyết hai tay sau khi ăn 30 phút để biết chức năng chuyển hóa thức ăn của gan tỳ vị. Nếu sau khi ăn, áp huyết bên tay trái thấp hơn tay phải thì chức năng hấp thụ và chuyển hóa thức ăn kém, nên những thức ăn hàn lạnh, nhiều dầu mỡ không đủ nhiệt lượng tan thành chất lỏng sẽ hóa thành đàm đưa lên họng, còn áp huyết tay phải cao hơn tay trái thì gan mộc thực sẽ làm cho con là tâm hỏa thực khiến đàm khô đặc lại.

B-Cách chữa theo Tinh-Khí-Thần :

Tinh :

a-Chữa ngọn : Làm tan hạ đàm, hạ khí và làm ấm bao tử, chữa bệnh ợ hơi sau khi ăn, bằng trà Vỏ Quýt+Gừng+Mật ong. Mua ở tiệm thuốc bắc 1 gói Trần bì (vỏ quýt khô). Dùng vỏ quýt chừng 3 vỏ qủa quýt, 3 lát gừng, nấu với 1 lít nước cho sôi cạn còn ½ lít, lấy ra bỏ vào bình thủy, sau mỗi bữa ăn uống 1 ly pha thêm mật ong vừa ngọt, uống thay nước trà. Có thể nấu nhiều đem theo đi làm, mỗi lần ngậm trong miệng 1 hớp cho thấm cổ họng, thì đờm không còn dính ở cổ họng nữa, ngậm xong có thể nhổ ra, hay nuốt từ từ cũng được.

b-Chữa gốc : Mua ở tiệm thuốc bắc 1 lọ thuốc Bổ Trung Ích Khí Hoàn, mỗi lần ngậm trong miệng 20 viên, ngày 2 lần vào buổi trưa và tối, công dụng giúp hấp thụ và chuyển hóa thức ăn không biến thành đàm.

c-Ngừa biến chứng : bệnh ho khạc lâu ngày sẽ hại đến phế kim, bổ phế kim bằng thuốc Bách Hợp Cố Kim Hoàn, ngậm 25 viên vào mỗi buổi sáng.

d-Không được ăn cam, uống sữa, ensure, kem đá lạnh, đậu xanh, dưa giá, khổ qua, nước cốt dừa…là những thứ tạo ra đàm.

Khí :

a-Sáng tập bài Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần trước khi đi làm, thông phế khí, mạnh tâm, phế.

b-Tập bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần, rồi tập tiếp bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần sau mỗi bữa ăn 30 phút, giúp cơ thể hấp thụ và chuyển hóa thức ăn, ấm tỳ vị, thức ăn sẽ không biến thành đàm.

Thần :

Trước khi đi ngủ 30 phút, tập lại bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần, rồi tập thở hiền ở huyệt Mệnh Môn, hai bàn tay chồng lên nhau ở Đan Điền Tinh, ý trụ ở Mệnh Môn, có công dụng chuyển tinh hóa khí, để tinh chất của thức ăn đã hấp thục được chuyển hóa thành khí mà không hóa thành đàm.


Thân

doducngoc

Nguồn tin: Thầy Đỗ Đức Ngọc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây