Bệnh đau thấp khớp, thoái hóa đốt sống, rối loạn tiền đình, tỳ vị hư hàn…

Hỏi cách chữa bệnh đau thấp khớp, thoái hóa đốt sống, rối loạn tiền đình, tỳ vị hư hàn, người lạnh, sạn thận, khó thở, tim hồi hộp, bón giả, tiểu ít…
Hình minh họa
Hình minh họa

Câu hỏi:

Gửi Thầy Đỗ Đức Ngọc!

Thưa thầy con đã được đọc nhiều bài Thầy viết thông qua một người bạn giới thiệu Con rất cảm kích sự thông thái và tấm lòng rộng mở y đức của Thầy, con năm nay 53 tuổi bị rất nhiều bệnh tinh thần con rất bi quan, từ khi được biết Thầy hy vọng và niềm tin về sức khỏe sẽ tốt, con rất mong Thầy giúp đỡ cho con, con xin kể một số bệnh lý của con.

– Con đi khám tây y thì bị sạn thận nhẹ và thoái hóa 3 đốt sống lưng gần xương chậu.

– Đông y thì bị rối loạn dây thần kinh tiền đình đã uống thuốc nhưng không khỏi.

Sáng ngủ dậy con thấy đau nhức toàn thân không thể xuống giường đi ngay được, hai bàn chân đau khớp gối vai, 10 khớp giữa ngón tay cũng bị đau (đốt giữa ngón tay).

Con thường xuyên bị đau khớp gối và khuỷu tay (nhiều khi không nhấc được cánh tay) bó lá cây dâm bụt lên chỗ đau qua 1 đêm sáng dậy thì hết đau nhưng chỉ tạm thời mấy ngày sau lại bị đau lại.

Tim thi thoảng rất khó thở hay thổn, bồi hồi.

Viêm họng thường xuyên – sưng amidan.

Tối hay đau buốt ngực trái và buốt 2 bên phổi phía sau lưng phải xoa cao nóng mới ngủ được.

Sáng dậy hỏa hay bốc, mồ hôi toát ra từ đầu, đêm nào cũng cảm giác như sốt nhẹ, và lạnh phải đắp chăn, chân buốt phải đi tất.

Lưỡi trắng rêu thi thoảng hay đầy hơi cứ ợ liên tục.

Táo bón thường xuyên phân rất nhỏ bệnh này có 4-5 năm.

Đi tiểu ra từ từ.

Tính rất hay quên.

Khi ăn tôm, bò, gà thì buốt vai, gối, cả cánh tay và bàn tay.

Áp huyết thông thường tay trái từ 120-130/88 mạch 73 – tay phải 120-128/82 mạch 75.

Vì điều kiện cuộc sống con đã bỏ thai 7lần.

Thưa Thầy con gái con năm nay 26 tuổi. Khi nào đói hoặc suy nghĩ là cháu bị đau bao tử.

Đau các khớp giữa của các ngón tay(đốt giữa ngón tay).

Tối đi ngủ là buốt 2 bên phổi sau lưng ấn tay vào thấy đau nhất là khi trời lạnh,

Rất mong Thầy giúp đỡ chỉ bảo cho con cách chữa các bệnh trên.

Cám ơn Thầy rất nhiều.

Chúc Thầy sức khỏe dồi dào – hạnh phúc!

Con NTL

Trả lời :

A-Khám Bệnh :

Phân tích dấu hiệu lâm sàng để quy kinh :

1-Sạn thận nhẹ và thoái hóa 3 đốt sống lưng gần xương chậu, do thiếu máu nuôi các đốt sống, rối loạn dây thần kinh tiền đình do áp huyết bên cao bên thấp, đau nhức toàn thân, hai bàn chân và khớp gối đau do khí huyết không đủ xuống chân, viêm họng do thận khí không đưa lên làm mát cổ họng, đi tiểu ra từ từ do thận dương không đủ khí lực, tính rất hay quên : thuộc chức năng thận hư.

2-Khó thở, buốt ngực trái, buốt 2 bên phổi sau lưng, không nhấc được cánh tay: thuộc chức năng phế hư.

3-Bồi hồi, vai đau, 10 khớp giữa ngón tay cũng bị đau (đốt giữa ngón tay), đêm nào cũng cảm giác như sốt nhẹ, và lạnh phải đắp chăn, chân buốt phải đi tất : thuộc chức năng tâm và tâm bào hư.

4-Sáng dậy hỏa hay bốc, mồ hôi toát ra từ đầu : chức năng dương hư.

5-Lưỡi trắng rêu thi thoảng hay đầy hơi cứ ợ liên tục. táo bón thường xuyên phân rất nhỏ bệnh này có 4-5 năm : thuộc chức năng tỳ vị hư hàn do ăn thức ăn mát hàn lạnh.

B-Định Bệnh :

Theo chức năng khí hóa ngũ hành tạng phủ, cả 5 hành đều bệnh, gốc bệnh nằm ở bao tử do ăn uống sai lầm, ăn những chất hàn lạnh mát, nên tỳ vị thổ hư nhược, ăn không tiêu, bệnh thuộc mãn tính, vì đã truyền bệnh đủ 5 tạng.

Tỳ vị hư không nuôi con là phế kim âm, nên phổi yếu hư hàn, thiếu khí lực. Đại trường kim dương không có lực co bóp đẩy phân ra thành khuôn, nên phân nhỏ, tưởng là bón, thực ra không đủ khí. Phế kim hư không nuôi thận thủy, thận cũng không có khí đẩy nước tiểu, chức năng thận tốt thì nuôi xương tủy, não, thận hư kém trí nhớ. Thận hư không nuôi gan mộc, nên gân cơ co rút, đau nhức thần kinh. Gan mộc hư không nuôi con để sinh hỏa làm tâm thiếu hỏa, nên người lạnh, tâm hỏa hư là dương hư nên hay đổ mồ hôi.

Tâm hoa hư không nuôi con là tỳ vị thổ để làm ấm nóng bao tử làm nhiệm vụ hấp thụ và chuyển hóa thức ăn thành chất bổ máu…

C-Cách điều chủnh Tinh-Khí-Thần :

Tinh :

Cả nhà thường hay ăn uống thức ăn mát lạnh, nên bệnh của mẹ và con giống nhau, khiến bao tử hàn lạnh, bệnh riêng của con gái ăn uống thất thường không đúng giờ sẽ làm cho chức năng bao tử tiết ra nhiều acide làm hại vách thành bao tử, trở thành bệnh bao tử ợ hơi ăn không tiêu, rồi trở thành loét.

Phải điều chỉnh lại cách ăn uống, đúng giờ, kiêng ăn thức ăn hàn lạnh mát như mướp đắng, đậu xanh, giá,..cần ăn những chất ấm nóng như gừng, hành, tiêu, tỏi giúp tăng nhiệt cho chức năng chuyển hóa thức ăn.

1-Ngậm 20 viên nhỏ Phụ Tử Lý Trung Hoàn làm ấm trung tiêu, ấm tỳ vị, thận, bổ phế khí, thận khí, mạnh bao tử…mỗi ngày ngậm 3 lần trước mỗi bữa ăn.

2-Tối đi ngủ uống nước Rau Ngò Tây (1 bó nấu với 1 lít nước cạn còn nửa lít) để lọc thận, tống sạn thận ra ngoài, đi tiểu dễ, hết sạn thì ngưng.

3-Nếu nhà có bồn tắm, pha 2 muỗng lớn bột gừng vào trong bồn tắm nước nóng, ngâm người cho nước ngập đến cổ gáy và bụng, tay chân, trong 30 phút, để chữa phong thấp đau nhức do hàn lạnh, đau thấp khớp do hàn lạnh, làm ấm phổi. Sau khi tắm xong ra gió vẫn cảm thấy người ấm, hết đu nhức, không sợ lạnh. Trong lúc ngâm, bàn tay ở trong nước nóng, tập cử động nắm mở bàn tay cho thông các khớp ngón tay.

4-Sau mỗi bữa cơm, uống trà gừng mật ong, hay trà táo đỏ mật ong, trà đương quy táo đỏ mật ong, hoặc trà táo đỏ nhãn nhục, có bán sẵn ở các tiệm thuóc bắc, giúp bổ máu, mạnh bao tử, an thần, ngủ ngon.

Khí :

1-Cần nhất là tập khí công làm mạnh trung tiêu giúp cơ thể ấm nóng, tăng oxy, tăng hồng cầu, tăng tính hấp thụ và chuyển hóa thức ăn, loại bỏ độc tố, cặn bã nhanh theo đường tiêu tiểu, đó là bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng, tập 200 lần sau mỗi bữa ăn 30 phút, ngày tập 3 lần theo 3 bữa ăn, và tập tối trước khi đi ngủ.

2-Khi cơ thể khỏe mạnh, muốn phòng ngừa bệnh, tập toàn bài thể dục khí công vào buổi sáng. Muốn thở dễ, khí công y đạo không chú trọng hơi thở hít vào, mà chú trọng thổi hơi ra nhiều sẽ nhận được oxy nhiều và khi thổi ra làm thư giãn thần kinh gân cơ bị co thắt sẽ giảm đau tức.

Nếu ít thời giờ, cần nhất tập 7 bài đầu và những bài : Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần, Cúi Ngửa 4 Nhịp 20 lần, Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần, Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần.

3-Day huyệt Hà Đồ Lạc Thư kích thích thần kinh đầu cổ gáy và bài Vặn Mình 2 Nhịp 20 lần để chữa Rối Loạn Tiền Đình,

Thần :

Trước khi đi ngủ 30 phút, tập Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần, rồi tập thở thiền ở Đan Điền Thần, giúp giảm đau, tăng hồng cầu, tăng oxy, an thần, ngủ ngon.

Nhớ theo dõi sức khỏe bằng máy đo áp huyết sau mỗi bữa ăn 30 phút, để kiểm tra thức ăn ngày hôm đó mình ăn đúng hay sai. Đúng thì áp huyết lọt vào tiêu chuẩn dưới đây của khí công, sai thì áp huyết hạ, nếu ăn thức ăn hàn lạnh không tiêu làm tiêu chảy, hoặc áp huyết tăng cao, nếu ăn những thức ăn uống qúa nhiệt, nóng, khó tiêu làm táo bón…

Dưới đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :

  • 95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
  • 100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
  • 110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
  • 120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
  • 130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)


Thân

Doducngoc


Tài liệu đính kèm :

Video đính kèm :

Nguồn tin: Thầy Đỗ Đức Ngọc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây