Dịch nhầy cổ họng, dễ ra mồ hôi, gan nhiễm bướu mỡ, thiếu oxy tại sao lại thở ra nhiều mà không hít vào nhiều?

Dịch nhầy cổ họng, dễ ra mồ hôi, gan nhiễm bướu mỡ, thiếu oxy tại sao lại thở ra nhiều mà không hít vào nhiều?

Kính thưa Thầy Ngọc,

Tôi may mắn được biết Thầy qua trang web Khí Công Y Đạo. Nay xin trình bày các chứng bệnh mà tôi đang mắc phải để nhờ Thầy giúp chữa trị cho.

Tôi năm nay 68 tuổi, cao 1.60m, nặng 60kgs. Sau đây là các bệnh trạng :

1/ Cổ họng : luôn luôn có dịch nhầy đặc, dính như keo màu trắng, đọng lại mà tôi phải khạc nhổ thường xuyên suốt năm tháng. Khám bệnh theo Tây y với đầy đủ xét nghiệm về dị ứng, bác sĩ cho biết tôi bị viêm mũi dị ứng bụi nhà và bị lệch vách ngăn. Khi còn trẻ thì dịch nhầy chảy qua mũi, nhưng càng về già thì dịch nhầy chảy ra thường xuyên suốt ngày qua miệng mà không qua mũi nên miệng lúc nào cũng hôi thúi không chịu nỗi.

2/ Rất dễ ra mồ hôi (dầu) : mặt, trán, ngực, lưng, nách nhưng không bao giờ có ở bàn tay và bàn chân ( tay và chân luôn luôn ấm ) dù chỉ vận động rất ít. Đặc biệt là mồ hôi ở nách có mùi rất khó chịu.

3/ Gan : nhiễm mỡ và có bướu / nang máu (qua siêu âm), mặc dù tôi hạn chế ăn dầu mỡ tối đa và tập dưỡng sinh mỗi ngày (1 giờ) và thường xuyên đi bơi từ nhiều năm nay. Sau đây là các số đo về lipid : Cholesterol total: 5.71, LDL: 3.71, Triglicerid: 2.89

4/ Đi đại tiện bình thường nhưng phân ra rất nhiều; có lẽ do thức ăn kém được hấp thụ nên cơ bắp thường mau mỏi ngay cả lúc vận động ít.

Ngoài ra, tôi còn có một điều chưa được hiểu rõ như sau :

Ai cũng biết OXY là dưỡng chất chính cho sự sống của con người, có nghĩa là chúng ta càng nạp oxy vào cơ thể càng nhiều càng tốt và qua đường hô hấp tức là phổi. Thế nhưng, tại sao trong tất cả phương pháp tập khí công lại không quan tâm đến lúc hít vào – không cần hít nhiều. Như vậy thì phổi làm sao có nhiều oxy để chuyển qua tim để nuôi cơ thể ?

Xin Thầy lưu tâm đặc biệt chữa trị giùm 2 bệnh số 1/ và 2/ vì Tây y bó tay.

Chân thành cảm ơn Thầy đã bỏ thời gian đọc bức email này. Và rất mong sớm nhận được hồi âm của Thầy.

Kính thư,

Thanh Sơn

Kính thưa Thầy Ngọc,

Cách đây hơn 1 tháng tôi có gởi Thầy mail dưới đây xin chữa bệnh, nhưng đến nay vẫn chưa thấy hồi âm. Tôi cũng biết rằng một người thầy thuốc Giỏi và có Tâm như Thầy rất bận rộn vì có quá nhiều bệnh nhân, nhưng xin Thầy ráng nhín chút thời giờ viết cho tôi vài hàng. Tôi xin bổ sung thêm vài chi tiết như sau:

* Giới tính : Nam

* Áp huyết và mạch.

30 phút trước khi ăn:

   
 

Tay trái:

Tay phải:

 

129/78 83

135/81 82

30 phút sau khi ăn :

 

126/77 90

120/69 84

Rất mong sớm nhận được những lời chỉ bảo quý giá của Thầy.

Kính thư,

Thanh Sơn

Trả lời :

A-Nguyên nhân :

Nguyên tắc chữa bệnh theo KCYĐ là tìm nguyên nhân bệnh qua khí và huyết ở lục phủ ngũ tạng xem dư (thực) hay thiếu (hư), nóng (nhiệt) hay lạnh (hàn). Cách chữa là điều chỉnh lại bằng 3 yếu tố Tinh-Khí-Thần, là điều chỉnh lại những thức ăn uống và thuốc men thuộc Tinh. Luyện tập khí công thuộc Khí, tập thở thiền thuộc Thần.

Muốn biết tình trạng khí-huyết hư-thực, hàn-nhiệt, đông y khí công dùng máy đo áp huyết tính theo tiêu chuẩn tuổi dưới đây sẽ tìm ra nguyên nhân .Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :

  • 95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áp huyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
  • 100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
  • 110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
  • 120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
  • 130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Như vậy, ở tuổi 68 áp huyết phải nằm trong tiêu chuẩn là :

130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)

Do đó khi so sánh áp huyết sau khi ăn, có những chất trong thức ăn làm hạ thấp áp huyết về khí ở số đầu, làm tăng nhiệt ở số thứ ba nhịp tim đập, tay trái 90 là do ăn thức ăn không tiêu khiến bao tử tăng nhiệt để chuyển hóa mà không chuyển hóa thức ăn thành chất bổ mà biến thành đàm đặc, nhịp tim bên tay phải 84 là gan nhiệt, còn số đầu 120 là chỉ chức năng khí hóa để làm nhiệm vụ tiêu hóa lại yếu, đông y gọi là can khí suy.

Kết luận ăn uống sai lầm, can khí suy là nguyên nhân gây ra hậu quả bệnh có những dấu hiệu bệnh kể trên.

B-Cách điều chỉnh Tinh-Khí-Thần :

Tinh :

1/ Cổ họng có dịch nhầy, dị ứng :

Dịch nhầy ở cổ họng thuộc chức năng bao tử không chuyển hóa thức ăn thành dưỡng trấp mà biến thành đàm (dịch nhày), dị ứng do chức năng gan, phổi, chức năng phế khí suy nên mũi không thông, do mẹ nó là vị thổ không nuôi dưỡng phế kim, dị ứng do gan khí cũng suy.

Cần ngậm dưới lưỡi, mỗi ngày 20 viên thuốc Bổ Trung Ích Khí Hoàn trước mỗi bữa ăn 30 phút, giúp chức năng bao tử mạnh để thức ăn không biến thành đàm, và làm tiêu đàn nhớt trong cổ họng.

2/ Rất dễ ra mồ hôi (dầu):

Chức năng tâm và phế khí suy không bảo vệ được da và lỗ chân lông, bao tử tích nhiệt khí xuất ra da thành mồ hôi mà không cầm giữ được. Xem cách chữa trong bài : Bài 147: đổ mồ hôi ngực, Bài 82: Mồ hôi nách,

3/ Gan : nhiễm mỡ và có bướu :

Can khí suy, tự nó không bảo vệ được nó, nên nó cần phải được điều chỉnh lại chức năng can khí, chữa theo Bài 296: gan nhiễm mỡ. Đã tập mỗi ngày 1 giờ dưỡng sinh, mục đích để chữa tạng phủ nào, các động tác có chú trọng đến phục hồi chức năng gan, bao tử và tâm, phế hay không, sau thời gian tập có làm thay đổi kết quả thử máu trở lại tốt hay không, nếu không làm kết quả thay đổi tốt thì bài tập dưỡng sinh đó không chữa bệnh được, mà trở nên vô ích mất thời giờ, thay vào đó nên tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần sau mỗi bữa ăn 30 phút để thông khí huyết toàn thân, giúp tiêu hóa tốt, làm mạnh vị khí, can khí, tiêu cholesterol (đàm), nhưng nó làm hạ áp huyết nen sau đó tập ngay bài Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần làm mạnh chức năng chuyển hóa, mạnh tâm-phế để làm tăng áp huyết và tự điều chỉnh mồ hôi.

4/ OXY là dưỡng chất chính cho sự sống :

Nếu mình có một quả bóng cần 5 lít oxy, nhưng nó đã bị xẹp còn 1/2 hơi bên trong, hơi còn lại trong đó có còn hoàn toàn là oxy sạch hay không. Nó cũng giống như lá phổi của mình, nó đang cần bổ sung thêm 2,5 lít oxy nữa. Như vậy khi hít vào tối đa thì nó cũng chỉ chứa được 2,5 lít. Còn thổi ra làm nó xẹp hết, phổi sẽ mất đi 5 lít oxy, thì tự động nó cần phải hút vào 5 lít oxy mới sạch hoàn toàn. Do đó càng thổi ra thì oxy càng vào nhiều hơn là hít vào, và thổi ra nhiều làm biên độ giao động của phổi được co bóp xẹp tối thiểu, phình tối đa, thì những chất dơ đàm nhớt trong phổi được tống ra hết, các xoang phổi trở nên sạch làm tiêu đàm nhớt, hết suyễn, hết ngộp thở và hết nhói tim ngực. .

Khí :

Nên tập toàn bài thể dục khí công trong lớp thay cho 1 giờ tập dưỡng sinh mỗi ngày. Sau đó luyện tập 3 tháng, sẽ thấy hết bệnh tật, cơ thể khỏe mạnh. Từ đó muốn có cơ hội tập luyện để tăng cường sức khỏe, thì nên mở lớp dạy tập thể dục KCYĐ miễn phí ở những nơi công cộng như công viên, nhà thờ, chùa, hội đoàn…, để vừa tự mình duy trì sức khỏe cho mình, vừa có cơ hội giúp ích cho người khác.

Thần :

Thể dục khí công là động công giúp chức năng khí hóa thức ăn biến thành khí huyết, và loại bỏ cặn bả theo đường bài tiết, còn tập thờ thiền thuộc phần Tĩnh làm lắng đọng khí huyết để phân thanh trọc, đưa những chất bổ nuôi dưỡng những tế bào, thay tế bào hư hỏng, tái tạo tế bào mới. Nên Động Công là phần dương, thiền thuộc phần Tĩnh Công để dưỡng âm. Xem bài :Điều Hoà TINH – KHÍ – THẦN

Thân

doducngoc

Nguồn tin: Thầy Đỗ Đức Ngọc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây