Câu hỏi:
Kính gửi Thầy
Tôi từ nhỏ đã có bệnh suyễn, giờ đây khi đã ngoài 40 tôi bệnh ngày một nặng hơn, giờ đã suyễn mãn tính, phải thường xuyên dùng thuốc xịt, nay được biết đến Thầy tôi rất mừng, mong Thầy chỉ dạy cho tôi cách chữa được hết bệnh, xin chân thành cảm ơn và rất mong nhận được hồi âm của Thầy
Ng Th.
Trả lời :
A-Nguyên nhân :
Những bệnh thuộc mãn tính phải uống thuốc suốt đời mà không bao giờ dứt khỏi được căn bệnh, Khí Công Y Đạo gọi là nghiệp bệnh, bắt mình phải khổ sở về bệnh tật, do tâm bệnh cố chấp, sân giận, tham lam, ích kỷ… làm co rút gân cơ phế vị. Muốn biết điều đó có đúng không, chỉ cần ai chọc tức mình giận, cơn suyễn kéo lên làm thở gấp đứt tim mạch sẽ dẫn đến tử vong. Vậy nguyên nhân bệnh chính do mình làm, nếu tâm tính hòa hoãn, biết cách hít thở, thì sẽ không bị ảnh hưởng môi trường bên ngoài tác động vào. Tham lam là tham hít vào mà không chịu buông xả ra, trở thành bệnh suyễn. Khí Công Y Đạo nói đến Tâm Bệnh làm cho thân bị bệnh, và bệnh chữa hoài không khỏi hẳn gọi là nghiệp bệnh. Cách chữa phải chữa hết nghiệp bệnh, hết tâm bệnh, thì thân bệnh không cần phải chữa cũng hết.
B-Cách chữa Nghiệp Bệnh và Tâm Bệnh :
Xin xem bài 214: Hướng dẫn cách chữa 3 loại bệnh Thân Bệnh, Tâm Bệnh và Nghiệp Bệnh.
C-Cách chữa theo Tinh-Khí-Thần :
Tinh :
a-Nếu áp huyết cao, không được ăn những chất gia vị cay, nóng, ngọt và những trái cây như nhãn, xoài, sầu riêng, khô mực, cà phê, coca, thuốc lá…. làm tăng áp huyết, làm hơi thở ngắn.
b-Nếu áp huyết thấp, không được uống sữa, ăn cam, nước đá, kem, đậu xanh, dưa gía, khổ qua, ….làm cơ thể không đủ nhiệt lượng chuyển hóa thức ăn thành chất bổ mà biến thành đàm, nghẽn khí quản làm thành bệnh suyễn.
c-Mua Trần bì (vỏ quýt khô) ở tiệm thuốc bắc. Lấy hai miếng vỏ quýt chừng 2 vỏ qủa quýt, 3 lát gừng, cả hai sắc nhỏ, nấu với ½ lít nước cho sôi 10 phút, bỏ vào bình thủy, sau mỗi bữa cơn uống 1 ly pha với ít mật ong vừa đủ, công dụng làm ấm phổi, thông phế khí hạ đàm, chữa bệnh suyễn hàn. Nếu suyễn nhiệt phổi nóng, thì không cho gừng, chỉ dùng trần bì và mật ong.
d-Nếu có ho thì cần uống thuốc viên Bách Hợp Cố Kim Hoàn mua ở tiệm thuốc bắc, mỗi lần ngậm 20 viên dưới lưỡi, ngày 2 lấn sáng và tối để bổ phổi phòng ngừa biến chứng không làm hại phổi bị bệnh.
Tai hại của thuốc xịt đã không chữa khỏi được bệnh suyễn, chỉ cầm giữ tạm thời cơn suyễn, nhưng sau này lưỡi mất cảm giác do thuốc xịt, trên mặt lưỡi sẽ trở thành một lớp kính, mất cảm giác về vị giác, ăn không biết mùi vị ngon dở, mặn ngọt chua cay đắng, sinh ra chán ăn, lại hại đến tỳ vị là mẹ của phế làm cho bệnh suyễn thành nặng hơn. Theo lý thuyết đông y, phế bịnh hư phải bổ mẹ là tỳ vị, nay tỳ vị hư, nên phế càng hư, không nuôi con là thận thủy, thận sẽ hư theo không chuyển hóa nước thành thận khí, thận thủy dư sẽ cắt hỏa của tâm, tâm hỏa sẽ không nuôi tỳ vị thổ…nên đa số những người bị suyễn chết vì những biến chứng này. Không nên lạm dụng thuốc xịt.
Khí :
a-Thông thường đã có nhiều những bệnh nhân người ngoại quốc cho biết, theo cách hướng dẫn này, tập khí công từ đầu đến cuối theo DVD ở link này, mỗi ngày 3 lần, trong 1 tuần thì hết bệnh suyễn mà không cần phải xịt thuốc.
https://dongykhicong.com/video-kcyd/video-toan-bai-tap-khi-cong/
Vì suyễn là hơi thở ngắn nhanh gấp, có hai loại suyễn thở ra nhiều hơn, hoặc thở vào nhiều hơn, đều là hơi thở bất bình thường, trong khi tập thở khí công là hát one, two, three…theo nguyên tắc : chậm, nhẹ, sâu, lâu, đều, bình thường mà không bị hụt hơi ngộp thở, mỗi phút hát được 8-10 câu tức là 8-10 hơi thở mà không mệt, trong khi suyễn không biết kiểm soát hơi thở, nên mỗi phút thở nhanh đến 30-60 hơi, cho đến khi mất kiểm soát hơi thở, thở gấp đứt hơi làm rối loạn nhịp tim mà chết.
Chỉ cần tập nhiều những bài này hơn các bài khác trong DVD tập thể dục khí công trong lớp :
b-Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần, Nạp Khí Trung Tiêu 5 lần rồi Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần sau mỗi bữa ăn 30 phút.
c-Dậm Chân Phía trước Phía sau/Chachacha 5 phút, ngày 3 lần.
Thần :
Trước khi đi ngủ nằm tập thở thiền ở Mệnh Môn để điều hòa áp huyết, giúp an thần ngủ ngon.
Thân
doducngoc
Nguồn tin: Thầy Đỗ Đức Ngọc
Ý kiến bạn đọc
Chúng tôi trên mạng xã hội