Kính gửi thầy Đỗ Đức Ngọc
Kính thưa thầy, sau nhiều ngày tìm hiểu về cách tập luyện trên trang web thầy hướng dẫn con thấy rất hi vọng!
Xin thầy chỉ cho con cách chưa bệnh cho cha con
Triệu chứng bệnh: bại liệt, không đi lại được,lạnh từ đầu gối xuống bàn chân, đi cầu táo bón, đi tiểu khó; đầu gối nhức, chân cứng khó cử động, đau vùng thắt lưng, từ bên hông trái đến đầu gối tê bì.
Huyết áp đo được như sau:
Tay trái: 116/72/70
Tay phải: 105/66/69
Chân trái: 123/76/71
Chân phải 115/65/74
Con mong sớm nhận được thư hướng dẫn của thầy!
Kính chúc thầy và gia đình sức khỏe an lành!
Trả lời :A-Nguyên nhân :1-Trong dân gian thường gọi bệnh bán thân bất toại là bệnh tê liệt hoặc bại xuội là nói đến hai nguyên nhân khác nhau:
Tê liệt là do cao áp huyết đứt mạch máu não, hay chấn thương sọ não, gây bán thân bất toại chân tay co cứng.
Bại Xuội do áp huyết thấp, chân tay vô lực mềm nhũn không có sức cử động chân tay.
Nguyên nhân bại xuội là cơ thể có áp huyết thấp, không đủ khí huyết lưu thông nuôi dưỡng thần kinh chỉ huy vận động ở não bộ, hoặc tắc khí huyết không lưu thông ra đến chân tay, có nhiều nguyên nhân khác nhau như do bẩm sinh cơ thể thiếu khí huyết, do sốt tê liệt hay phản ứng phụ của thuốc điều trị một bệnh khác, hay do hậu qủa uống thuốc trị bệnh cao áp huyết suốt đời mặc dù áp huyết đã xuống thấp mà không dám ngưng thuốc.
2-Lạnh từ đầu gối xuống chân, chân cứng khó cử động :
Những dấu hiệu bệnh kể trên cùng một nguyên nhân thiếu khí huyết tuần hoàn.
3-Đi cầu táo bón, đi tiểu khó, đầu gối nhức : Do uống nhiều nước làm ruột căng nặng khiến ruột bị giãn nở, mất tính co bóp đàn hồi,và áp huyết thấp không có lực đẩy phân ra ngoài, gọi là táo bón giả, ruột nặng chèn ép động mạch háng gây tắc nghẽn khí huyết xuống chân, làm sưng đau đầu gối. Nếu dung dịch chứa ở đầu gối có lượng đường cao, hoặc nhiều chất bột calci kết tủa hóa vôi thì sờ đầu gối nóng, đông y gọi là thấp nhiệt, lúc đó áp huyết sẽ tăng cao, nhưng trường hợp này không phải là thấp nhiệt, chỉ do nước ứ đọng sờ đầu gối lạnh, đông y gọi là thấp hàn..
4-Đau từ vùng thắt lưng lan đến hông trái xuống gối là dấu hiệu của sạn thận, nếu mỗi khi đau, cảm thấy mệt, khó thở và bí tiểu.
B-Cách điều chỉnh Tinh-Khí-Thần:Tinh :Cần phải đo áp huyết trước và sau khi ăn hay uống thuốc để xem thức ăn và thuốc uống có làm cho áp huyết tụt thấp không, nếu có thì những thức ăn thuốc uống đó đã làm hại cho bệnh càng nặng thêm, mặc dù thuốc đó đang dùng để chữa bệnh tê liệt, cũng vẫn là sai, càng làm cho bệnh nặng thêm.
1-Kiêng ăn những chất chua phá máu, mất máu, làm hạ áp huyết sẽ bị mất khí lực. Nên ăn nhãn, xoài, sầu riêng, phở, bún bò Huế là những thức ăn tăng dương khí và tăng áp huyết. Những thức ăn như mướp đắng, rau xanh, dưa chua, chanh, cam, bưởi, dứa, giá sống…là những thứ làm hạ áp huyết.
2-Trước khi tập khí công để bệnh nhân có thể đi được, cần phải ăn uống thêm những chất bổ máu làm tăng áp huyết cho đủ khí huyết tuần hoàn khắp cơ thể, theo hướng dẫn trong bài 387 nơi trang nhà. Dùng thêm vitamine B12 mỗi ngày, vừa bổ máu vừa bổ thần kinh. Vì nếu cơ thể không đủ khí huyết, cơ thể sẽ không có sức để đi lại, cử động được như người bình thường.
Khi áp huyết lên đủ theo tiêu chuẩn khí công thì phục hồi cử động chân tay dễ dàng :
Đây là bảng tiêu chuẩn áp huyết theo loại tuổi theo kinh nghiệm của khí công y đạo :
- 95-100/60-65mmHg, mạch tim đập 60 là áphuyết ở tuổi thiếu nhi.( 5 tuổi-12 tuổi)
- 100-110/60-65mmHg, mạch tim đập 65 là áp huyết ở tuổi thiếu niên (13 tuổi – 17 tuổi)
- 110-120/65-70mmHg, mạch tim đập 65-70 là áp huyết ở tuổi thanh niên (18 tuổi-40 tuổi)
- 120-130/70-80mmHg, mạch tim đập 70-75 là áp huyết ở tuổi trung niên (41 tuổi-59 tuổi)
- 130-140/80-90mmHg, mạch tim đập 70-80 là áp huyết ở tuổi lão niên (60 tuổi trở lên)
3-Áp huyết thường bị tụt thấp, nên áp dụng bài thuốc : Cấp Cứu Thủy dưới đây :
Đại Hồi, Gừng Tươi, Gừng khô, Nhục Quế, mỗi thứ 4g, sắc uống.
4-Trường hợp sau này, khi đã đi đứng được, muốn chữa bệnh sạn thận thì uống 5 viên Thạch Lâm Thông (mua ở tiệm thuốc bắc tên Shilinton) vào buổi tối trước khi đi ngu, rồi sáng ngủ dậy, uống thêm 5 viên nữa trước khi đi tiểu, lúc đó để ý nước tiểu sẽ đục như nước vo gạo là sạn đã vỡ ra thành bột.
Khí : 1-Cho bệnh nhân nằm ngửa, trước khi tập khí công thông khí toàn thân ra tay chân, cần đo lại áp huyết, nếu áp huyết còn thấp hoặc áp huyết hai tay không đều, cần bấm hai ngón tay giữa vào chỗ lõm sau chân tai nơi huyệt Ế Phong, ấn đẩy kéo lên và giữ lâu 1 phút cho mặt đỏ lên từ từ, lúc đó áp huyết sẽ tăng lên.
2-Người chữa đứng hay ngồi cạnh giường bệnh nhân đang nằm ngửa, dùng hai ngón tay giữa, một ngón ấn đè vào huyệt Trung Quản, một ngón ấn đè vào huyệt Khí Hải, ấn đè sâu 3cm lâu 1 giờ, bệnh nhân cảm thấy đau thì thổi hơi ra nhe nhẹ để giảm đau cho đến khi chịu được đau, sau đó hết đau thì cuốn lưỡi ngậm miệng thở tự nhiên bằng mũi bình thường, chỉ cần để ý khí huyết đang chuyển động trong bụng, bụng sôi, ấm nóng, khí huyết đang chuyển xuống chân, sẽ cảm thấy trước khi chữa chân cứng và lạnh không có cảm giác, trong khi chữa và sau khi chữa, có cảm giác chân ấm nóng là tập đúng.
Bấm hai huyệt này cùng một lúc thì bệnh nhân thở dễ, tiêu hóa tốt, tăng tính hấp thụ và chuyển hóa thức ăn biến thành chất bổ mà không biến thành đàm, và không làm hạ áp huyết, ngược lại khí lực được tăng cường..
Để tránh mỏi tay, hoặc không có ngưòi chữa giúp, có thể thay thế bấm huyệt bằng ngón tay, thì dùng con ốc vít dài 2-3m, đường kính bằng đầu đũa khoảng 8ly, đầu ốc không phải là hình lục giác mà là đầu như cái mũ nấm, để đặt bàn tay đè lên ốc vít cho dễ. Đặt hai ốc vít lên hai huyệt, đè bàn tay lên trên, nằm thư giãn, cuốn lưỡi ngậm miệng, thở bằng mũi tự nhiên, chỉ cần theo dõi khí huyết trong bụng đang chuyển động dần dần cơ thể nóng, bụng sôi, bàn tay và da bụng rịn mồ hôi, người và tay chân ấm nóng, đó là kết qủa tập hít thở khí công bằng huyệt. Khi rảnh rỗi lúc nào thì tập lúc ấy, nếu được thời gian liên tục 2-3 giờ trở lên hay tối đa lúc ngủ cũng như lúc thức, hai huyệt này tập càng lâu càng có nhiều năng lượng giống như thuốc bổ của tây y Campolon fort mà không sợ phản ứng phụ do qúa liều..
3-Thỉnh thoảng dùng khí lực thu được từ cách thở trên hai huyệt này, dẫn khí xuống hai chân làm mạnh chân bằng cách nắm từng đầu ngón chân day vê mạnh qua trái qua phải 6 lần, đều hai chân cùng lúc, từ 2 ngón chân út, 2 ngón chân áp út, 2 ngón chân giữa, 2 ngón chân thứ hai, 2 ngón chân cái. Khi day để ý chân nào nhúc nhích cử động trước và chân nào cử động co đầu gối vào mạnh hơn, đó là khí huyết đã đến chân đó nhiều hơn, và hệ thần kinh giao cảm và vận động của chân đó đã hoạt động tốt.
4-Khi đo áp huyết đã lên được 120 trở lên, mới bảo đảm đủ khí lực để đi lại thời gian lâu được, nếu chưa đủ thì lại bấm kéo huyệt Ế Phong cho áp huyết lên, mặt hồng hào tỉnh táo, sau đó tập bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 50 lần để thông động mạch háng và đầu gối..
5-Bệnh nhân nằm úp, đầu thẳng, hai cánh tay thả lỏng, dùng rượu gừng xoa khắp vùng lưng thận, cột sống, mông, làm nóng ấm lưng, cột sống và bàn tọa, sau đó dùng hai bàn tay vỗ vỗ nhẹ trên lưng vùng đã xoa rượu cho rượu thấm vào người và kích thích cho khí huyết lưu thông… làm giảm đau, thông thần kinh tọa từ lưng xuống ngón chân
6-Dùng dầu nóng bôi từ mắt cá chân ngoài ở huyệt Côn Lôn lên theo đường giữa bắp chân đến giữa nhượng chân nơi huyệt Uỷ Trung, cả hai bên chân, rồi dùng hai ngón tay cái vuốt theo đường này thuộc kinh Bàng Quang, từ Côn Lôn lên Uỷ Trung, vuốt 6 lần, khi vuốt thì bệnh nhân thổi hơi ra nhẹ nhẹ khi đang vuốt để giảm đau, vuốt chân này 6 lần đến chân kia 6 lần, vuốt 6 lần là lão âm thuộc huyết chuyển ra dương khí, thông lên cột sống, để ý, khi vuốt, cột sống bệnh nhân lắc qua lắc lại để tự sắp xếp lại các đốt sống lưng và đĩa đệm, bài này cũng để chữa những bệnh nhân bị đau thần kinh tọa không đi được.
7-Tập bài Thở Thông Cột Sống, bệnh nhân vẫn nằm úp, người chữa đứng cạnh giường cao hơn bệnh nhân, một bàn tay đặt giữa cột sống và eo lưng, vùng thận, tay kia cầm một cổ chân bệnh nhân, để đứng lên cho gập với đầu gối vuông góc, và cho đầu gối bệnh nhân dang ra như hình con ếch để khi ép gối không bị trật làm rách đứt gân khớp gối. Hai tay day lắc cho mông lưng cột sống bệnh nhân chuyển động theo khi mình day lắc để ép gối đưa gót chân vào từ từ cho chạm mông mà bệnh nhân không cảm thấy đau là đã tập đúng, có hai trường hợp xảy ra khi đang ép gối cho gót chân chạm mông : trường hợp đầu gối đau, gót chưa thể chạm vào mộng được do cứng gối, tắc nghẽn khí huyết ở gối, lúc đó phải bấm vào huyệt Uỷ Trung để làm mềm khớp gối trước khi ép gót chân vào mông. Trườnghợp thứ hai là chân vô lực, đưa gót chân vào chạm mông dễ dàng, như chân không có sức lực chống đối, lúc đó phải chêm chân mình vào nhượng chân bệnh nhân, rồi mới kéo gót chân và đẩy ép cho gót chân chạm mông, bệnh nhân bị mình chặn chân ở nhượng chân khi ép vào bị đau nên có lực chống đối xuống chân như không cho mình ép vào, như vậy là tập đúng. Chêm chặn chân vào nhượng chân bệnh nhân ép mỗi bên chân vài lần để tạo ra lực phản xạ chống đối từ bệnh nhân.
Sau khi bảo đảm là gối bệnh nhân hết đau, bắt đầu tập thở Thông Cột Sống, mình điều khiển hơi thở ra của bệnh nhân bằng cách mình nói : Thổi hơi ra từ từ, thì cùng lúc một bàn tay ép gót chân vào mông và bàn tay kia ấn đè vùng eo giữa lưng cho thấp xuống hết hơi thở ra thì buông lỏng ra cho bệnh nhân tự động hít vào làm cho vùng lưng phồng lên, mình lại ra lệnh thổi hơi ra, khi ép vùng lưng xẹp xuống cùng lúc với gót chân chạm mông, rồi lại buông lỏng cho lưng bệnh nhân phồng lên, bệnh nhân tiếp tục thổi hơi ra khi lưng và gót chân ép xuống cho lưng xẹp, lại thả lỏng cho lưng tự động phồng lên, mục đích này làm cho thận hoạt động theo hơi thở gọi là thở thận hay thở Mệnh Môn, có công dụng điều hòa áp huyết, tăng cường nguyên khí tại thận, mạnh xương gân cốt, tái tạo tế bào, chỉnh protein, creatinin trong thận, lọc thận bằng khí công, tăng cường trí nhớ, kéo dài tuổi thọ, chỉnh đường tiểu, chỉnh lượng đường, cholesterol, vôi, muối, mỡ, khi nước tiểu có váng mỡ, tiểu đục do sạn thận….Tập thở mỗi bên chân 36 lần.
8-Cho bệnh nhân đứng xuống đất, ngồi trên ghế, mình đứng trước mặt, hai bàn tay cầm hai bàn tay bệnh nhân, yêu cần bệnh nhân hít vào khi đứng thẳng lên, mình tiếp sức kéo tay bệnh nhân đứng lên, rồi bảo bệnh nhân thở ra khi ngồi xuống. Tập vài lần, khi thấy bệnh nhân đứng lên ngồi xuống mạnh mà không bị lảo đảo té ngã do chân yếu, lúc đó mình không cần giúp sức, chỉ cần bệnh nhân tự đứng lên ngồi xuống được một mình không cần ai giúp đỡ là đã có tinh thần tự tin thì có thể đi được.
9-Muốn đi được vững, và đi được lâu, dài bước, mà không sợ vấp té hay mệt mỏi, bệnh nhân tập đứng một chân, chân kia nhấc cao đầu gối lên, tay có thể vịn vào một điểm tựa, nếu mỗi bên chân đứng được càng lâu là chân đó càng khỏe, mình có thể đếm xem bệnh nhân đứng lâu bao nhiêu giây, hai chân đứng lâu bằng nhau là tốt, còn bên chân đứng ít hơn là chân đó còn yếu, mình sẽ lưu ý tập chân đó nhiều hơn bằng cách bảo bệnh nhân dậm mạnh chân xuống đất 10 lần cho khí huyết dồn xuống chân, giúp chân có lực, nhấc chân cao, dậm bên này 10.lần, rồi đổi chân dậm chân kia 10 lần, sau đó buông tay không cần điểm tựa mà vẫn dậm chân được, cứ mỗi chân dậm thay nhau 1 lần, trong quân đội gọi là bài dậm chân tại chỗ, vừa dậm chân vừa hát one, two, three….và chuẩn bị dọn đường đi trước mặt cho trống chỗ, rồi bảo bệnh nhân “Bước”, bắt đầu vừa bước vừa hát one, two, three….theo nhịp hát. Gọi là bước, chứ thật ra mình phải đứng trước mặt bệnh nhân và cầm tay kéo cho bệnh nhân đi đều và nhanh cho dài bước, cho các cơ khớp được linh hoạt dẻo dai và cho bệnh nhân một niềm tin không sợ té ngã, còn nếu để bệnh nhân tập đi một mình thì bệnh nhân đi bước rất ngắn, rất chậm sẽ không có kết qủa.
10-Hoàn tất bài tập khi bệnh nhân có thể tập được bài Dậm Chân Phía Trước, Phía Sau, và Chachacha, đứng được Hạc Tấn là từ nay bệnh nhân có thể đi đứng bình thường như người khỏe mạnh không bệnh tật. Nếu sau này bệnh tái phát không đi được là do hai nguyên nhân, một nguyên nhân thuộc Tinh là do ăn uống sai lầm làm áp huyết tụt thấp, khiến không đủ khí huyết để cử động chân tay, nguyên nhân thứ hai, lười không chịu tập luyện khí công đều đặn mỗi ngày.
Thần : Ban ngày do ăn uống và luyện tập động công thuộc phần dương động để sinh hóa, ban đêm đi ngủ cần cho khí huyết lắng đọng thuộc phần âm tĩnh, để chuyển hóa khí huyết phân thanh trọc, giữ lại chất bổ, loại bỏ cặn bã và độc tố nhanh ra khỏi cơ thể, và hấp thụ thêm
năng lượng từ trường bằng cách nằm tập thở thiền ở Đan Điền Thần làm tăng thân nhiệt, tăng áp huyết, tăng hồng cầu, tăng tính hấp thụ và chuyển hóa khí huyết trong cơ thể.
Thân
doducngoc Video chữa bại xuội :
http://www.youtube.com/watch?v=XaI3_7UqUqQVideo chữa bệnh liệt chân, méo miệng:
http://www.youtube.com/watch?v=Db7PojYvbNA&NR=1Video chữa liệt chân, tập đi :
http://www.youtube.com/watch?v=ZYizRB4fg6w&NR=1
Chúng tôi trên mạng xã hội