Câu hỏi:
Kính thưa Thầy,
Con là người nữ: 72 tuổi.
Các bệnh:
* Cao máu: đang uống thuốc cao máu Avapro 150mg – 1 tab/ngày
Sơ đồ máu trong mấy ngày qua:
Bên tay trái
Bên tay phải
March 23
9: 30pm
114/68-78
115/68-81
March 24
9: 20pm
126/65-77
126/80-81
9: 30pm
117/64-80
129/76-76
March 25
9: 30pm
114/65-87
121/71-82
9: 40pm
113/64-79
124/70-76
* Đau nhức 2 đầu gối & 2 cùi chỏ, ngồi xuống đứng lên khó khăn; uống”Move Free triple strength” (Glucosamine+ Chrondoitin + MSN + vịt D)
* Thiếu máu, thiếu chất Fe, uống Vit D – 2000IU
* Sôi ruột nhiều, lâu lâu bị đau bụng ngầm, làm endoscopy kết quả là bị sưng thành bao từ & thành ruột: uống Prilosec 40mg – 1capsule/ngay, này đỡ nhiều nhưng vẫn còn sôi ruột.
* Đi tiểu nhiều lần trong ngày, không nín được.
Con lên trang web của Thầy và bắt đầu tập bài “Những động tác mới trong bài tập thể dục khi công trong lớp ở Toronto”mỗi ngày một lần, và bài Kéo Gối Làm Mềm Bụng mỗi ngày 2 lần (200×2) và bắt đầu bỏ thuốc cao máu từ thứ bảy March 26
Tập đến nay được 1 tuần rồi. Con thấy bớt sôi ruột nhiều.
Đo áp huyết lại, thì kết quả như sau:
Bên tay trái
Bên tay phải
March 27
9: 30pm
124/71-84
125/75-84
March 28
9: 15pm
121/65-83
133/ 73-82
March 29
8: 00pm
121/63-83
118/60-76
March 30
7: 50pm
124/68-78
135/70-74
Sáng và trưa nay, khi con nằm xuống để Kéo Gối thì chóng mặt quay cuồng, ngồi thử dậy nó quay chịu không nổi phải nằm xuống. Chờ 1 lát độ 5 phút, con ngồi thử dậy, nó vẫn quay nhưng đỡ hơn rồi từ từ con lần theo giường đi tới lui 1 lúc là hết.
Thưa Thầy,
Xin Thầy định bệnh giùm con và chỉ cách con tập và uống thuốc. Con rất mong hồi đáp của Thầy.
Kính chúc Thầy được Trường Thọ để tiếp tục làm Vị Bỏ Tất Cứu người bệnh khổ.
Kinh,
Hiền Mai,
Trả lời:
Thân gửi chị Hiền Mai,
Tôi bằng tuổi chị mà chị xưng con làm tôi giảm thọ lắm.
Phân tích bệnh của chị, nguyên nhân chính do thiếu máu đã từ lâu, gây ra nhiều biến chứng, lại bị thuốc tây y trị vào triệu chứng ở ngọn mà không trị gốc mới sinh ra nhiều bệnh nặng hơn.
A-Lý thuyết định bệnh của khí công y đạo :
Theo kinh nghiệm của môn Khí công y đạo, khí huyết của con người tỷ lệ với tuổi tác của 5 thời kỳ như sau :
Ý nghĩa của các con số trên máy đo áp huyết của tây y được giải thích theo khí công như sau :
a-Số thứ nhất, tây y gọi là tâm thu, qủa tim thu bóp nhỏ lại để đẩy máu ra ngoài tim theo ống mạch ra ngoài đi nuôi cơ thể, đông y gọi là áp lực khí, hay khí, tùy theo tuổi mà khí lực yếu hay mạnh. Nếu áp huyết của thiếu nhi cao bằng thanh niên là bệnh cao áp huyết và mạch 75 là cơ thể nhiệt, phản ứng tự điều chỉnh cơ thể là em đó luôn luôn bị chảy máu cam, nếu không chảy máu cam mà áp huyết tự nhiên tăng cao bằng trung niên thì bị động kinh co giật té xỉu. Ngược lại, tuổi lão niên có áp huyết của tuổi thiếu niên là bệnh thiếu khí huyết trầm trọng, khi áp huyết xuống bằng tuổi thiếu nhi sẽ bị bệnh ung thư, nếu ung thư có khu trú trong tạng phủ nào đó, thì chính tạng phủ nào thiếu khí huyết nhất sẽ bị ung thư, nếu không khu trú ở tạng phủ nào, thì bị ung thư toàn thân trong máu, gọi là ung thư máu….
b-Số thứ hai, tây y gọi là tâm trương, qủa tim nở lớn ra để thu hút máu trở về tim, còn lệ thuộc vào sự đàn hồi của van tim, trong khi tim bóp vào mở ra liên tục, thì biên độ hoạt động của van tim trong an toàn có số từ 70-90. Khi qủa tim to ra mà độ co bóp vào giảm, số thứ hai lớn hơn 90 là có triệu chứng hở van tim, thấy rõ nhất ở người có bệnh hở van tim, số thứ hai trên 120. Ngược lại van tin co vào nhiều hơn mở ra, có số đo nhỏ hơn 70, ở người có bệnh hẹp van tim là 60, làm tim ngưng đập vài giây, làm mất nhịp mạch đập 2-3 cái trong 1 phút, cơ thể phản xạ tự động bật ra tiếng ho khan để cứu mạng, giúp tim mở ra để đập tiếp, nếu không nhờ tiếng ho cứu mạng này sẽ nhói tim như kim đâm và vỡ tim trong bệnh nhồi máu cơ tim.
c-Số thứ ba, theo tây y chỉ nhịp đập của tim trung bình từ 70-80 ở tuổi lão niên, nếu nhịp tim dưới 70, chẳng hạn như 60, đông y gọi là hàn, tay chân và cơ thể luôn luôn bị lạnh. Nếu trên 80 chẳng hạn như 90-100, đông y gọi là nhiệt, thì tay chân và cơ thể luôn luôn bị nóng, nếu tự nhiên nhịp tim đập nhanh trên 120 là cơ thể đang bị nhiễm trùng gây sốt mê man.
d-Phân biệt bệnh thiếu khí huyết và bệnh ung thư máu :
Ở tuổi trung niên hay lão niên, có áp huyết ở tuổi thiếu nhi là bệnh thiếu khí huyết, thiếu máu, biến chứng sinh ra nhiều bệnh, càng chữa ngọn vào các triệu chứng bệnh mà bỏ quên gốc bệnh, để áp huyết thiếu kéo dài sẽ thành bệnh ung thư.
Thí dụ, trong vườn chúng ta có 5 cây, cây nhỏ ví như thiếu nhi, cây vừa, ví như thiếu niên, cây cao ví như thanh niên, cây có hoa trái, ví như trung niên, cây già ví như lão niên. Mỗi ngày khi tưới nước cho cây, ví như máu nuôi cơ thể. Cây nhỏ cần tưới 1 ly nước, cây vừa cần 2 lít nước, cây có hoa trái cần 5 lít nước, cổ thụ cần tưới một thùng nước. Bây giờ cây nào cũng chỉ tưới 1 ly nước trong thời gian 1 tháng, thì cây già đã chết từ từ nhưng chưa phát hiện ra, cây hoa trái bị hư hỏng không ra trái, hoa rụng, nếu thêm 1 tháng nữa, cây già rụng cành lá úa… đó là bệnh do thiếu nước, con người cũng vậy. Ngược lại cây nhỏ chỉ cần tưới 1 ly nước, nhưng tưới theo tiêu chuẩn cây 5 lít mỗi ngày, cây sẽ úng thủy, dư nước trào ra, đó là lý do tại sao trẻ em chảy máu cam, động kinh….
Nếu một người trung niên, thay vì áp huyết đúng hạn tuổi là 120-130/70-80mmHg mạch tim đập 70-75, nhưng đo áp huyết hiện tại chỉ bằng thiếu nhi 95-100/60-65mmHg chỉ khác ở nhịp mạch tim đập khoảng 90-100. Dĩ nhiên là cơ thể có bệnh thiếu khí huyết, có nhiều biến chứng, và bệnh nhân đang được chữa ngọn, chữa hết bệnh này lòi ra bệnh khác, bệnh tiến triển càng nặng, theo dõi kết qủa thử máu bạch cầu tăng dần, hồng cầu giảm dần, cũng chưa kết luận là bệnh gì, cho đến khi bạch cầu tăng lên hàng tỷ tỷ đơn vị, mới kết luận là bệnh ung thư thì đã qúa muộn không có cách gì chữa được.
Trở lại phương pháp định bệnh của khí công với kết qủa áp huyết của người trung niên hay lão niên là 95-100/60-65mmHg mạch 120, có hai dấu hiệu phân biệt để xác định đang ở giai đoạn thiéu máu hay ung thư máu :
Áp huyết số trên là vô lực, không có sức lực để làm việc hay đi đứng nằm ngồi, số thứ hai, mệt tim, tức thở, tim đập mất nhịp, thiếu oxy khó thở, mất dương hay xuất mổ hôi. Số thứ ba, theo đông y là nhiét, chân tay, đầu trán, người đều nóng da khô, môi nứt, theo đông y là sốt nhiệt, trong người có nhiễm trùng cấp tính theo tây y, nhưng theo đông y, vì không đủ máu tuần hoàn một chu kỳ, khiến tim phải đập nhanh hơn, chỉ cần bổ sung cho đủ lượng máu, tim sẽ đập chậm lại, nên phải uống sirop bổ máu Đương Quy Tửu.
Trường hợp mạch 120 nhưng không sốt, chân tay, thân người lạnh, mất nhiệt độ, thì chính đây là lúc đang có dấu hiệu bị ung thư máu mà tây y chưa phát hiện.
Những người có mạch cao mà áp huyết thấp ở tuổn thiếu nhi đó chỉ là áp huyết giả để duy trì mạng sống, sẽ chết bất đắc kỳ tử nếu không biết nguyên nhân. Muốn biết áp huyết thật của bệnh nhân, lấy tiêu chuẩn nhịp tim đập bình thường ở tuổi lão niên mạch 80, thì tim đã phải đập nhanh hơn 40 nhịp mới đưa được áp huyết lên 100, bây giờ lấy 100 trừ đi 40, áp huyết thật bây giờ sẽ là 60, đó là cơ thể thoi thóp như bào thai trong bụng mẹ trong một thân xác của người lớn thì không cân xứng, cho nên khi vào nhà thương, bệnh nhân nào khi đang điều trị, có áp huyết xuống 70 thì các bác sĩ đành rút ống trợ thở cho bệnh nhân ra đi sang thế giới khác.
Để đề phòng mình rơi vào trường hợp này, cứ lấy số mạch đập trừ đi 80, xem tim đã phải đập nhanh thêm bao nhiêu nhịp, rồi lấy số áp huyết thứ nhất trừ đi, sẽ ra áp huyết thực.
Cũng vì tiêu chuẩn này, tây y không biết, cứ cho uống thuốc hạ áp huyết suốt đời, khiến áp huyết xuống thấp hơn so với số tuổi cũng sẽ có những biến chứng sinh ra nhiều bệnh khác, rồi lại chữa ngọn mà không tìm gốc.
B-Định bệnh trong trường hợp của chị :
Áp huyết bên tay phải của chị thấp hơn tay trái, lý do đã lạm dụng thuốc chữa cao áp huyết.
Nhìn tổng quát, chị ở tuổi lão niên, có áp huyết thực ở tuổi thiếu niên là không cân xứng, giống như cây tưới nước không đủ, những bệnh chị kể là hậu qủa của bệnh thiếu máu.
Tất cả mạch nào trên 80, làm bài tính trừ, rồi lấy số đầu trừ đi nó sẽ ra áp huyết thật của cơ thể.
Vì không đủ khí huyết tuần hoàn, nên bộ đầu cũng thiếu khí huyết, mắt trắng dã, hay quên, rụng tóc, da mặt khô, đau mỏi nhức cổ gáy vai, các ống dẫn máu thu nhỏ lại, bị tắc nghẽn ở khe kẽ sau cổ, nên áp huyết lên đầu không đều hai bên, làm cổ hơi nghiêng một bên, hay người đi lệch một bên, một bên chân yếu, có khi chợt ngồi xuống rồi đứng lên, hay nằm, chợt ngồi dậy nhanh là bị xây xẩm chóng mặt vì máu lên đầu chưa kịp.
Bụng sôi là bao tử và ruột không đủ khí huyết, thành hàn, nên không hấp thụ chuyển hóa thức ăn sinh ra máu và thuốc uống không được chuyển hóa đến nơi cần chữa mà bị giữ lại ở bao tử lâu ngày thành chất độc.
C-Cách chữa theo Tinh-Khí-Thần :
Tinh :
Kiêng cữ ăn những chất chua, chất hàn lạnh, sẽ làm mất máu, mất năng lượng như dưa chua, dưa leo, khổ qua, chanh cam bưởi, nước đá, kem, yaourt…. Cần ăn uống những chất ấm nóng như gừng và chất ngọt để phục hồi chức năng bao tử. Uống thuốc sirop bổ máu Đương Quy Tửu (Tankwe-Gin), pha 2 muổng canh sirop với 1 ly nước nóng, khuấy đều, uống trước mỗi bữa ăn 5 phút. Uống khoảng 15-20 chai, khi áp huyết lên đúng so với số tuổi lão niên thì ngưng.
Khí :
a-Tập bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 200 lần làm tăng áp huyết lên đầu, tăng oxy, tăng nhiệt, trán xuất mồ hôi hàn.
b-Nằm Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần giúp cơ ruột và bao tử co bóp, chuyển hóa và hấp thụ thức ăn thành máu. Bài này nếu tập từ 5-10 lần mỗi ngày sẽ chữa được bệnh ung thư ổ bụng, nơi tích lũy nhiều bướu khi, bướu mỡ, tan dần, giúp bụng nhỏ lại, tan mỡ bụng, làm hạ men gan ngăn ngừa bệnh viêm gan A,B,C chữa được mọi bệnh ung thư, kể cả ung thư gan….
c-Dùng ngón tay cái bấm vào hõm sau chân tai, huyệt Ế Phong, đẩy lên cao, làm tăng áp huyết lên đầu, mặt sẽ đỏ hồng, trán nóng, mắt sáng, mũi thông, tai thính. là bấm đúng huyệt.
d-Tập 7 bài đầu khí công : Cào Đầu, Cào Gáy, Chà Gáy, Vuốt Gáy, Vuốt Cổ, Chà Tai, Xoa Mặt. giúp thông khí huyết lên đầu. Mỗi ngày tập 3 lần.
e-Tập bài Cúi Ngửa 4 Nhịp 20 lần làm mạnh hệ miễn nhiễm, mạnh lưng, bơm khí huyết lên nuôi não, hạ đường huyết.
f-Tập bài bước lên-lên, xuống-xuống chachacha,và bài Đứng Hạc Tấn giúp cơ thể điều chỉnh lại thăng bằng.
Thần :
Trước khi đi ngủ 30 phút, nằm thở thiền, ý trụ ở Đan Điền Thần. Nữ đặt bàn tay phải lên mỏm xương ức nơi Đan Điền Thần, bàn tay trái đặt chồng lên tay phải, Nhắm mắt, cuốn lưỡi, ngậm miệng, thở bằng mũi, chỉ cần tập trung ý theo dõi hơi thở ra vào làm cho bụng phồng lên xẹp xuống, cho đến khi có cảm giác bụng nóng ấm, sôi bụng, khí chuyển từ bụng trên xuống bụng dưới, bàn tay nóng ấm rịn mồ hôi. là tập đúng. Bài này giúp định tâm, an thần, ngủ ngon, tăng oxy và hồng cầu để duy trì công thức máu ổn định lượng máu không bị mất.
Chúc chị trong thời gian 1-3 tháng tập được kết qủa như ý, khỏi hết mọi bệnh tật của tuổi già, trở lại tuổi trung niên, và sẽ trở thành huấn luyện viên khí công hướng dẫn cho những người bệnh khác.
Thân
doducngoc
Nguồn tin: Thầy Đỗ Đức Ngọc
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chúng tôi trên mạng xã hội