Câu hỏi:
Xin chào Khí Công Y đạo,
Kính chào thầy,Năm nay con 21 tuổi con bị bệnh động kinh từ năm 10 tuổi và tính đến giờ đã 10 năm rồi, con muốn hỏi thầy môn khí công của thầy có thể chữa được bệnh của con không? nếu chữa được thì phải có những yếu tố nào, vì con đang ở Hà Nội. rất mong thầy sớm hồi âm lại cho con. xin cám ơn thầy!
Thưa thầy con xin kể tiếp về bệnh của mình, bệnh này của con nó hay bị đột ngột nhất là trong giai đoạn thay đổi thời tiết, những lúc cơ thể mệt có thể bị nhiều lần mà mỗi lần bị ít nhất là 20 giây và nhiều nhất là 2 phút, toàn thân co cứng và khó thở, cứ trung bình 1 tuần bị ít nhất 1 lần thường bị vào lúc đói, nhũng lúc bị xong cơ thể lúc nóng lúc lạnh, nguyên nhân chủ yếu là do tim đập nhanh, mất bình tĩnh hoặc là sock do 1 việc gì đó là cơn động kinh nó lại xuất hiện thầy ạ. Con rất mong thầy giúp đỡ. Con xin cám ơn thầy!
Trả lời :
Bệnh này nguyên nhân do thiếu khí huyết sau một biến cố sốt nhiệt năm 10 tuổi, đã dùng nhiều trụ sinh làm mất máu, áp huyết hạ thấp thí dụ như 100-105/70-75mmHg mạch 80.
Áp huyết này đối với trẻ em 10 tuổi là áp huyết bình thường nhưng đang bị sốt, vì mạch bình thường của trẻ em là 65-70, đối với trẻ em mạch cao hơn là sốt vẫn còn tiềm ẩn trong cơ thể chưa trừ tận gốc.
Theo thời gian áp huyết cũng tăng theo từ từ ở thiếu nhi 95-100/60-65mmHg mạch 60, thiếu niên 100-105/65-70mmHg mạch 65, thanh niên 100-110/70-75mmHg mạch 70,tráng niên 110-120/70-80mmHg m ạch 70-75, trung niên 120-130/70-80mmHg mạch 75-80, lão niên 130-140/80-90mmHg mạch 75-80, nếu độ tuổi và áp huyết không tương xứng, hoặc ít hơn là ra bệnh, đông y gọi là bệnh thuộc hư chứng, nếu cao hơn làm ra bệnh, đông y gọi là bệnh thực chứng.
Máy đo áp huyết chính là thầy thuốc khám định bệnh cho mình về khí huyết chính xác nhất, cho nên nếu tuổi thiếu niên mà có áp huyết của một lão niên sẽ bị chết, hoặc lão niên có áp huyết của một thiếu niên là bệnh ung thư máu, tủy sống không sinh sản ra tế bào máu, cũng sẽ phải chết.
Bệnh động kinh cũng không ngoại lệ, vì thế cần phải đo áp huyết ở 2 bên tay, xem có giống nhau không, có 4 trường hợp xảy ra như sau :
A-Nguyên nhân :
a- Áp huyết 2 bên tay đều thấp so với tuổi là do thiếu máu không nuôi dưỡng thần kinh đầy đủ, bệnh thuộc hư chứng. (Bệnh của con thuộc loại này)
b- Áp huyết 2 bên tay đều cao hơn so với tuổi, làm đứt chạm mạch và dây thần kinh, bệnh thuộc thực chứng..
c- Áp huyết có thể một bên tay đo đúng số tuổi, nhưng tay kia thấp hơn thuộc hư chứng nửa bên.
d- Áp huyết có thể một bên tay đo đúng số tuổi , nhưng tay kia cao hơn so với số tuổi thuộc thực chứng một bên.
Mỗi áp huyết của một bên tay đều cho biết khí huyết lên nửa đầu nuôi nửa não bộ đủ hay thiếu… từ đó mới biết nguy ên nhân để điều chỉnh cho đúng bệnh.
B-Cách chữa theo Tinh-Khí-Thần :
Trường hợp a : Bệnh hư chứng hai bên do thiếu khí huyết, áp huyết thấp cả 2 bên .
Tinh : Thiếu máu cần phải mua ở tiệm thuốc bắc, hai loại thuốc :
1- sirop bổ máu Đương Quy Tửu (Tankwe-Gin), pha 2 muổng canh với 1 ly nước nóng uống trước 3 bữa ăn 5 phút, nó có công dụng tăng tính hấp thụ và chuyển hóa thức ăn thành máu, tăng hồng cầu, uống xong mỗi chai thuốc làm tăng áp huyết lên được 2mmHg. Muốn bổ máu phải kiêng ăn những chất chua, chất lạnh sẽ phá hỏng máu, mất hồng cầu và làm hạ áp huyết.
2-Dưỡng Tâm Đơn, hộp thuốc lớn bằng 2 bao diêm, bọc vải đỏ trông giống như hộp đựng nữ trang, bên trong có 2 bình hồ lô nhỏ bắng đầu ngón tay út, mỗi bình chứa 50 viên thuốc nhỏ bằng nửa hạt gạo, mỗi sáng ngậm 5 viên vào miệng cho tan dần, công dụng bổ tâm, an thần kinh, để tâm thần không bị hồi hộp xúc động.
Không được để cơ thể bị đói mệt, cần phải ăn uống tẩm bổ, và thỉnh thoảng nấu chè táo đỏ, long nhãn bổ máu an thần.
Khí : Tập khí công bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 3-5 phút để tăng khí huyết lên đầu nuôi thần kinh, giúp khí huyết tuần hoàn khắp toàn thân làm tăng nhiệt.
Cúi Ngửa 4 Nhịp 20 lần để đưa khí huyết lên đầu nuôi não,
Vặn Mình 4 Nhịp 20 lần để điều chỉnh cột sống, chức năng gan tỳ thận.
Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần để tăng cường sự tuần hoàn khí huyết ra tay và mạnh chức năng tim phổi.
Dậm Chân Phía Trước Phía Sau 5 phút đưa khí huyết xuống chân.
Tập khí công 7 bài đầu Cào Đầu, Cào Gáy, Chà Gáy, Vuốt Gáy, Vuốt Cổ, Chà Tai, Xoa Mặt để chỉnh thần kinh não bộ.
Thần : Nằm thở thiền, nam đặt bàn tay trái lên mỏm xương ức nơi Đan Điền Thần, bàn tay phải chồng lên trên, nhắm mắt cuốn lưỡi ngậm miệng, thở bằng mũi, theo dõi lúc thở ra, tưởng tượng hơi nóng đang dồn ra bàn tay, và bụng xẹp xuống khi hơi thở ra làm cho bụng mềm và nóng ấm lên, nếu để nhiệt kế theo dõi nhiệt độ ở dưới bàn tay trước khi tập thì lạnh, khoảng 29 độ C, sau khi tập 30 phút, nhiệt kế chỉ 37 độ C, bàn tay ấm, rịn mồ hôi, bụng mền là tập đúng. Bài này luyện thần kinh não bộ hoạt động theo sự kiểm soát của mình, mình sẽ khống chế được những cơn động kinh, vì khi bị lên cơn động kinh là khi mất máu não, giống như tự nhiên bị mất điện.
Bệnh của con thuộc vào trường hợp a.
Trường hợp b : Bệnh thực chứng, áp huyết cao cả 2 bên tay là dư thừa khí huyết.
Tinh : Nên ăn chất chua, hàn lạnh làm hạ áp huyết, như canh chua, dưa chua, nước đá chanh. Không nên ăn chất cay nóng như nhãn, soài, sầu riêng, mít, chôm chôm, khô mực, coca, cà phê… sẽ làm tăng áp huyết.
Nấu súp 100g tỏi, 100 đậu ván trắng (bạch biển đậu) với 8 bát nước, cạn còn 3 bát, vớt vỏ tỏi ra, rồi uống hết nước và ăn cái làm hạ áp huyết.
Uống trà hoa cúc sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ làm hạ thân nhiệt, an thần, ngủ ngon.
Không được ăn no qúa.
Khí : Tập 7 bài đầu của khí công : Cào Đầu, Cào Gáy, Chà Gáy, Vuốt Gáy, Vuốt Cổ, Chà Tai, Xoa Mặt làm thông khí huyết trên đầu, chỉnh lại chức năng hoạt động thần kinh của não bộ.
Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần thông khí huyết ra tay, mạnh chức năng hoạt động của tim phổi.
Dậm Chân Phía Trước Phía Sau 5-10 phút đưa khí huyết xuống chân làm hạ áp huyết.
Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng 200 lần làm hạ áp huyết, thông khí huyết toàn cơ thể.
Dùng kim thử tiểu đường châm vào 10 đầu ngón tay ngón chân nặn máu để giải tỏa áp lực máu dồn lên đầu, và làm hạ áp huyết, hạ thân nhiệt, khi có cảm giác sắp bị lên cơn động kinh, đã có dấu hiệu báo trước mặt đỏ trán nóng, hai lòng bàn tay nóng, trong trường hợp này phải nằm, lấy khăn lạnh chườm lên trán cho hạ nhiệt. Nếu đi bơi lội mỗi tuần càng tốt.
Thần : Nằm thở Đan Điền Tinh, nam tay phải đặt dưới rốn 5cm, bàn tay trái đặt chồng lên trên, cuốn lưỡi, ngậm miệng hé, mắt nhắm, thổi hơi ra bằng miệng làm giảm áp lực khí trong cơ thể để áp lực khí không dồn lên não, theo dõi hơi nơi hai bàn tay dưới rốn cảm thấy bàn tay và bụng phồng lên xẹp xuống theo hơi thở, khi theo dõi được khí chuyển động, để ý khí sẽ đi xuống chân hay khí ra sau lưng, bài tập này sẽ làm cho hạ áp huyết, an thần, ngủ ngon, tập trước khi đi ngủ 30 phút.
Trường hợp c : Áp huyết một bên tay thấp hơn bình thường, hư chứng một bên.
Tinh : Ăn uống như trường hợp a.
Khí : Bấm huyệt É Phong sau tai bên áp huyết thấp, làm tăng khí huyết bên thấp lên nuôi thần kinh não bộ.
Tập 7 bài đầu của khí công.
Cúi Ngửa 4 Nhịp 20 lần, Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần
Thần : Nằm thở thiền, nam tay trái đặt tại mỏm xương ức nơi Đan Điền Thần, bàn tay phải đặt dưới rốn 5cm nơi huyệt Khí Hải Đan Điền Tinh. Nhắm mắt, cuốn lưỡi, ngậm miệng, thở bằng mũi, theo dõi hơi thở ra ở huyệt Mệnh Môn sau lưng, đối xứng với rốn, để điều chỉnh lại áp huyết cho hai bên tay bằng nhau, và đưa khí huyết theo cột sống lên đầu chỉnh thần kinh não bộ.
Trường hợp d : Áp huyết một bên tay cao hơn bình thường, thực chứng một bên.Tinh : Ăn uống như trường hợp b.
Khí : Châm nặn máu 5 đầu ngón tay ngón chân bên áp huyết cao.
Tập Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần.
Dậm Chân Phía Trước Phía Sau 5 phút.
Thần : Tập như trường hợp c.
Tất cả 4 trường hợp, nếu áp dụng đúng và đều đặn trong 6 tháng, khi so sánh áp huyết trước khi tập và sau khi tập, biểu đồ áp huyết trong tuần có sự thay đổi từ bất bình thường trở lại bình thường lọt vào tiêu chuẩn là bệnh mau khỏi.
Thân
doducngoc
Nguồn tin: Thầy Đỗ Đức Ngọc
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chúng tôi trên mạng xã hội