Điều khiển thể vía giúp bệnh Parkinson đi dễ dàng mà không cần chữa

Về nguyên tắc chữa bệnh, có hai loại : Loại sửa chữa các cơ quan, các khớp nối vận động là những huyệt để điếu chỉnh.
Điều khiển thể vía giúp bệnh Parkinson đi dễ dàng mà không cần chữa

Điều khiển thể vía giúp bệnh Parkinson đi dễ dàng mà không cần chữa.

Về nguyên tắc chữa bệnh, có hai loại : Loại sửa chữa các cơ quan, các khớp nối vận động là những huyệt để điếu chỉnh. Loại thứ hai là tăng thêm nguồn tiếp điện để điều khiển cho máy móc hoạt động. Chính là cách điều khiển thể vía và thể trí.

Đây là chuyện chữa bệnh trong phòng mạch trước sự chứng kiến của nhiều bệnh nhân.

Hôm nay phòng mạch có nhiều bệnh nhân đến từ nhiều quốc gia, đang ngồi chờ bên ngoài cửa phòng, người ngoại quốc và người Việt, trong đó có bệnh nhân từ Úc bị bệnh thoái hóa vẹo cột sống, hai bệnh nhân từ Anh thoái hóa đốt sống cổ, lưng, khó thở, hai bệnh nhân từ Texas, bệnh tròng đen mắt nở lớn không nhìn thấy đường, đau tay vai, một bệnh nhân từ Maryland bị bệnh Parkinson không đi được, một bệnh nhân từ Quebec đau lưng không nhúc nhích cử động được, một bệnh người Québecois bị ung thư phổi.….

1-Bệnh đau co rút cứng lưng không nhúc nhích được :

Bệnh nhân đầu tiên được gọi tên theo danh sách thứ tự là một ông người Quecbec, khi gọi đến tên, nghe ông trả lời nhưng không thấy ngồi trên ghế chờ đợi mà đang đứng gục đàu trên quầy ở phòng thư ký, và lúc đó có cô vợ đi theo dắt vào phòng vì đau cứng lưng không nhúc nhích, không đi được một mình, và phải khó khăn lắm ông mới nằm úp trên bàn khám được.

Tôi hỏi ông nguyên nhân gì mà ông bị đau lưng, và đau bao lâu : Ông trả lời chắc có lẽ bê vác nặng chứ không phải do té ngã, đến nay được 8 tháng, uống thuốc giảm đau không khỏi mà càng bị đau thêm.

Theo lý thuyết cấu trúc thể vía chủ chức năng vận động tay chân, liên quan đến vùng. đại huyệt Phong Phủ, Đại Chùy, Mệnh Môn lien lạc vớI những dây thần kinh vận động dọc cột sống ra tay và xuống chân.

Theo lý thuyết đông y khí công : Thông thì bất thống, thống thì bất thông. Như vậy, bệnh nhân bị đau không đi được nguyên nhân tắc sự tuần hoàn của máu và tắc tuần hoàn của khí, chia thành hai loạI bệnh thực chứng và hư chứng. Phân biệt thực chứng và hư chứng có nhiều dấu hiệu như :

Thực chứng thì cấp tính, hư chứng thì mãn tính.

Thực chứng thì có điểm ứ tắc đau làm sưng hay tăng nhiệt độ vùng đau nóng hơn những chỗ không đau. Hư chứng thì vùng đau nhiệt độ thấp, tê lạnh hơn nhiệt độ nơi khác.

Nghe hơi thở, khi thở cứ nén hơi lại là đau thực chứng do tắc, Thở nhẹ không dám thở mạnh là hư chứng.

Những dấu hiệu này có thể kiểm chứng bằng nhiệt kế, bằng máy đo áp huyết đo ở cổ chân trong mỗI bên chân, nhưng bấn vào điểm đau trong khi đo, so sánh vớI khi đo không bấm vào điểm đau có sự khác biệt cao hay thấp để biết thực hay hư.

Chữa theo đông y châm cứu thì phải tìm nguyên nhân bệnh như trên để bổ hay tả, kết qủa tuy có nhanh hơn các phương pháp khác, nhưng cũng phải chữa vài lần.

Nhưng nếu áp dụng chữa trên thể vía thì chữa xong là khỏi bệnh ngay như trường hợp nam bệnh nhân Québecois này.

Bệnh nhân nào đến chữa bệnh, câu đầu tiên tôi hỏi bệnh nhân là :

Ông, bà muốn khỏi bệnh ngay hay muốn khỏi bệnh từ từ ?

Họ ngạc nhiên hỏi lại : Dĩ nhiên là tôi muốn hết ngay, nhưng có gì khác biệt trong hai cách ?

Cách chữa khỏi bệnh từ từ là cách câu giờ, chữa cho khí huyết lưu thông từ từ, không đau, chữa nhiều lần cho đến khi khí huyết lưu thông hoàn toàn thì khỏi.

Còn cách chữa khỏi ngay thì phải lấy cái đau ra hết cho khí huyết lưu thông, bệnh nhân cảm thấy đau nơi huyệt chữa ở nơi khác theo đường dây thần kinh dẫn truyền, chứ không phải nơi bệnh nhân đang bị đau, vì nơi đang bị đau đã được khí huyết lưu thông. Mọi bệnh nhân đều đồng ý cách này, sau đó khỏi bệnh.

Cách chữa trên thể vía lại có hiệu qủa hơn, không đau, và kết qủa gọi là thần kỳ mà tôi biểu diễn cho mọi người xem như sau :

Khi bệnh nhân nằm úp trên bàn khám, tôi dùng rượu gừng xoa trên vùng lưng dọc cột sống, nơi thần kinh thể vía, lấy hai bàn tay vỗ đập nhẹ từ trên gáy dọc xuống xương khu, làm ấm những dây thần kinh dọc cột sống. Tôi hỏi bệnh nhân, trong khi tôi vỗ, có cảm thấy vùng nào đau không, nếu còn vùng đau thì họ chỉ, lúc đó dùng kim thử tiểu đường châm nặn máu nhiều điểm nơi vùng đau, rồI lạI xoa rượu gừng vỗ nhẹ vào vùng đau hỏI bệnh nhân xem còn đau không, khi bệnh nhân trả lờI không đau, thì tôi cầm hai chân bệnh nhân kéo bệnh nhân nằm ngang, ló hai chân xuống đất, cho bệnh nhân đứng lên, cách này không đụng đến cột sống, như cách thông thường bệnh nhân phải xoay người ngồi dậy, nên không tồn thương làm tắc khí khí cột sống mà mình vừa mới vỗ.

Sau đó tôi bảo, bây giờ ông tập lái xe hơi nhé. Họ ngạc nhiên. Trong phòng mạch của tôi có sắm một chiếc ghế ngồI có tay đẩy, loạI ghế đơn giản, nhẹ, để ngườI nhà cho ngườI tê liệt ngồI trên ghế đẩy đi chơi. Tôi đưa cho ông cái xe đó, bảo ông đẩy chiếc xe này ra hành lang, giống như lái xe, vừa đẩy xe đi vừa hát one, two, three…50 vòng chiều dài hành lang 15m.

Tôi đứng nhìn sau lưng quan sát dáng đi, thấy lưng thẳng, bệnh nhân hát để giảm đau, hưng phấn thần kinh, khi bệnh nhân đi chậm không đau, thì giai đoạn hai bắt đi dài bước, khi đi dài bước không đau, thì đẩy xe chạy, cũng không đau, tôi bảo vợ ông ngồI trên xe cho ông đẩy để ông ph3i dùng sức đẩy giúp cơ thể tăng khí huyết. Cuối cùng bảo ông bỏ xe, chạy bộ như chạy đua một mình 5 vòng.

Khi ngưng tập, tôi bảo ông nhúc nhích cử động xem còn chỗ nào đau không thì ông tuyên bố trước mặt các bệnh nhân đang ngồi chờ là : Miracle.

2-Bệnh Parkinson :

Bệnh nhân thứ hai được gọu tên, đến từ Maryland, khi gọi tên bà đứng lên rất khó khăn và không xoay trở người được, cô con gái đưa gậy chống cho bà để bà đi, nhưng bà cứ đứng một chỗ. Tôi hỏi bà bị bệnh gì. Cô con gái trả lời : Mẹ cháu bị bệnh Parkinson.

Tôi nói : À, bệnh Parkinson rất dễ chữa, không cần chữa trong phòng, chỉ cần tập đi, tôi cho bà lái xe hơi đi liền tức khắc.

Mọi người ngồi chung quang ngạc nhiên. Tôi đưa chiếc ghế tay vịn có 4 bánh xe, đưa đến trước mặt bà và bảo bào cầm vào hai tay ghế. Cô con gái nói : Mẹ cháu không đi được, ở nhà, mỗi lần đi là té ngã.

Tôi giải thích cho mọi người hiểu, bệnh Parkinson sở dĩ không đi được hay đi bị té ngã do thần kinh, vì khí muốn đi, trong đầu có ý nghĩ là bước đi, nên thân người đã ngả về phía trước, nhưng không đồng bộ với chân, hay chân chỉ đứng lại một chỗ mà không bước, như có người khóa chân không cho mình bước, nên té ngã.

a-Nguyên tắc muốc đi được, muốn mở khóa chân, để hai chân khỏi bị dính chặt xuống đất, cần phải nhấc cao một chân lên.

b-Miệng nói lớn như ra lệnh cho bộ óc mình biết, mình nói to : Bước !. Thế là mình bước đi được.dễ dàng. Và bà ấy cứ đẩy xe như người lái xe, nhưng chúng ta phải để ý cho bệnh nhân đi bước dài. Bệnh nhân đi giống như người máy, khi pile mạnh thì đi bước dài, khi hết pile thì đi bước ngắn dần thì tự nhìên hết đi được hai chân bị dính lại tại chỗ, mà trong đầu vẫn chỉ huy như đang đi nên người vẫn ngã về phía trước nên bị té. Do đó, lúc nào cũng bắt bệnh nhân bước dài, bước nhanh.

Tôi điều khiển bà như điều khiển người robot, lúc ra lệnh bước dài, lúc ra lệnh bước nhanh, lúc ra lệnh quay xe vòng lại, lúc bảo bà vừa đi vừa hát one, two, thtree…, tốc độ bài hát cùng ăn nhịp với bước chân..

Khi tôi thấy bà đi nhanh bình thường như người khỏe mạnh không bệnh, tôi bỏ xe, cho bà đi một mình. Khi bỏ xẻ, cho bà đứng thẳng, tôi ra lệnh : Nhấc chân. Bà chấc chân.

Tôi ra lệnh tiếp : Bước ! thế là bà bước như người máy. Tôi ra lệnh : Đi nhanh. Thế là bà đi nhanh.

Bỗng nhiên bà vừa đi, vừa réo gọi con gái : Con…con,,,con nói mẹ ngừng đi …nhanh lên, không mẹ đi đụng tường bây giờ… nhanh nhanh !!!.

Tôi la lên : Tự bà phải hô lên : Ngưng,. Thế là bà la to : Ngưng ! đồng thời bà dừng lại như máy phát điện bỗng dưng mất điện.

Từ sự trục trặc về tâm lý thần kinh này, chúng ta mới biết nguyên nhân tại sao người bệnh Parkinson sợ không đi được do 2 yếu tố :

Không biết nhấc chân đi. Nếu đi được không biết ra lệnh ngưng, nên đụng tường hoặc té ngã vì thể vía vẫn hoạt động mà thể trí không điều khiển đồng bộ.

Nhờ phát hiện này, tôi cho bà một công thức tập đi một mình :

Khi ngồi, muốn đứng, tự bệnh nhân phải ra lệnh : Đứng dậy.
Khi muốn đi. tự bệnh nhân phải ra lệnh : Nhấc chân. Bước.
Khi đi, phải ra lệnh : Bước dài chân.
Khi đi chậm, muốn đi nhanh, phải ra lệnh : Đi nhanh.
Muốn đi chậm phải ra lệnh : Đi chậm.
Muốn ngưng : Phải ra lệnh : Dừng
Muốn đi lại ghế ngồi, phải ra lệnh : Đi lại ghế…

Tôi cho bà đi một mình, và bà phải tự ra lệnh trong mọi động tác mà bà muốn trong mọi tình huống. Khi thể trí và thể vía tập luyện ăn khớp, thì thể vía của bà nhanh nhẹn như người bình thường, không cần gậy, không cần con gái dắt bà đi về lên xuống cầu thang dễ dàng.

Thay vì những trường hợp bệnh nhân bệnh Parkinson, hay có bệnh tê liệt từ nước khác đến, phải ở khách sạn gần phòng mạch để được chữa 3 ngày 1 tuần, thì trường hợp này, cả gia đình và bệnh nhân sung sướng đã khỏi bệnh, bà xin về ngay buổi chiều, lái xe qua biên giới trở về Mỹ, mà không cần ở lại chữa thêm nữa..

Những bệnh nhân ngồi chờ ngoài hành lang chứng kiến một bệnh nhân Parkinson không đi được, chỉ sau 1 lần chữa, bệnh nhân đi đứng nhanh nhẹn nói năng bình thường, ai cũng lấy làm ngạc nhiên vì cách chữa rất dễ dàng.

Những ngày hôm sau, đã có nhiều cú điện thoại gọi đến phòng mạch xin đăng ký giữ chỗ của những bệnh nhân toàn là bệnh Parkinson, do những nhân chứng đã giới thiệu bạn bè và những người quen thân đang mang bệnh nan y này.

Thân

doducngoc

Nguồn tin: Thầy Đỗ Đức Ngọc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây