Một học viên chữa đau tai, đau đầu, đau cổ bằng vuốt huyệt. Chữa bệnh đau răng bằng hai huyệt Hợp Cốc, Xung Dương

Một học viên chữa đau tai, đau đầu, đau cổ bằng vuốt huyệt. Chữa bệnh đau răng bằng hai huyệt Hợp Cốc, Xung Dương
Hình minh họa
Hình minh họa

Thưa Thầy !

Thật may mắn có bài chữa đau răng của Thầy mà hôm qua con đã giúp được một người hàng xóm trong cơn đau cấp tính !

Anh ấy bị đau răng mà đúng hơn là đau chân răng, đau từ giáp cổ với xương hàm dưới đau lên tai và đau đầu dữ dội. Lần đầu tiên anh ấy đau nên rất hoang mang, vì vốn dĩ anh chưa bao giờ bị đau ốm nặng , anh lại thường xuyên tập thể thao , tennis .

Con đã cho anh ngậm cam thảo, rồi tìm huyệt đau nhất trong 4 huyệt : Hợp Cốc và Xung Dương và Hợp Cốc bên tay trái của anh là đau nhất, con ấn vào đó khá lâu cho đến khi anh không phải thở hắt ra bằng miệng vì đau nữa mà anh có thể nói chuyện được .

Răng bớt đau thì anh kêu đau vùng tai cũng bên phải và đau đầu, có lẽ vì trước đó răng anh đau hơn nên anh cảm thấy tai không đau lắm ?

Con dùng hai ngón tay cái ấn hai năp bình tai hai bên vào 7 nhịp vì con nhớ con trai 7 lần và con gái 9 lần , sau đó anh thấy đỡ đau hơn .

Con dùng ngải cứu, hơ vào các đốt sống cổ và xoa bóp cơ 2 bên cổ, rồi bảo anh cúi xuống để cho cổ căng ra, con sờ gân 2 bên cổ bên trái cứng hơn bên phải và con vuốt cùng một lúc bên phải lên còn bên trái xuống . Con không biết con làm như thế có đúng không nhưng trong một lần xin Ơn Trên chữa bệnh, con đã tư sờ vào gáy mình và thấy 1 bên gồ lên và một bên ít gồ hơn , con đã vuốt bên gồ hơn xuống và bên kia vuốt lên, sau đó mấy ngày con cũng không cảm thấy mỏi cổ nữa.

Cuối cùnng con day các huyệt theo Hà Đồ Lạc Thư của Thầy cho, rồi anh đi ngủ, 3 tiếng sau con sang thì anh vẫn ngủ nên con không đánh thức anh nữa. Sáng nay con sang thăm thì người nhà nói anh đã khỏe và đã đi làm rồi. Con mừng quá về ngồi đây viết ngay lời cảm ơn tới Thầy !

thaoanh

Giải thích :

Về kinh mạch là những đường thần kinh dẫn truyền, trong đó có hai đường kinh chạy qua răng hàm trên là Kinh Đại Trường, còn Kinh Vị vừa chạy qua hàm trên và hàm dưới.

Còn theo nguyên nhân, răng đau do chức năng Vị và Đại Trường bị nhiệt. Những thầy thuốc biết sử dụng huyệt, thường chữa đau răng bằng hai huyệt là Hợp Cốc trên kinh Đại Trường và huyệt Xung Dương trên kinh Vị.

Huyệt Hợp Cốc ở 2 bên tay, mỗi bên có liên quan đến răng đau cùng một bên, cũng giống như huyệt Xung Dương có ở 2 bên mu bàn chân, mỗi bên có liên quan đến răng đau cùng bên.

Do đó khi bấm thử hai bên Hợp Cốc trái phải, và bấm vào hai huyệt Xung Dương trái phải, bệnh nhân cho biết 4 vị trí bấm đó, xem huyệt nào đau nhất thì chính huyệt đó khi ấn đè lâu 3-5 phút, thì hỏa khí giảm răng hết bị sưng đau ngay khi bệnh nhân cảm thấy nơi huyệt bấm hết đau.

Hiệu năng của huyệt :

Hợp Cốc :

Là huyệt thứ 4 thuộc kinh Đại Trường, cũng là nguyên huyệt của đường kinh liên qua đến đường kinh thuộc màng lưới tam tiêu để điều hòa hỏa khí, có công dụng sơ tán phong tà, giải biểu nhiệt, thanh tiết phế khí, thông giáng trường vị, thông lạc, giảm đau răng, đau bụng.

Xung Dương :

Là huyệt thứ 42 thuộc Kinh Vị, cũng là nguyên huyệt của đường kinh Vị liên quan đến đường kinh thuộc màng lưới tam tiêu để điều hòa hỏa khí, có công dụng điều hòa vị, hóa thấp, thăng dương, định thần, chữa đau răng do dư hỏa.

Tìm vị trí huyệt trong : Sổ tay tìm huyệt

Thân

doducngoc

Nguồn tin: Thầy Đỗ Đức Ngọc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây