Sự quan trọng để chẩn đoán bệnh bằng máy đo áp huyết liên quan đến chất đường, chất vôi và chất chua

Sự quan trọng để chẩn đoán bệnh bằng máy đo áp huyết liên quan đến chất đường, chất vôi và chất chua.
áp huyết liên quan đến chất đường, chất vôi và chất chua
áp huyết liên quan đến chất đường, chất vôi và chất chua

1-Áp huyết và đường :

Qua kinh nghiệm trong thời gian nhịn ăn bằng phương pháp uống nước chanh-đường để thanh lọc độc trong cơ thể, chúng ta đã rút ra được nguyên tắc điều chỉnh áp huyết và đường trong máu, mặc dù chúng ta đang có bệnh áp huyết cao và có bệnh tiểu đường.

Theo tây y, chúng ta có bệnh tiểu đường sẽ không được ăn thêm chất ngọt, nhưng thực tế trong thời gian nhịn ăn 12 ngày, mỗi ngày chúng ta đưa vào cơ thể trung bình khoảng 200g đường trong thời gian nhịn ăn với tổng số đường là 2.4kg, mà lượng đường trong máu vẫn không tăng.

Đối với người có bệnh cao áp huyết, mặc dù đang uống thuốc trị bệnh cao áp, nhưng khi ăn nhiều chất ngọt, hay uống thuốc bổ xương calcium làm áp huyết sẽ tăng cao theo tỷ lệ đường, và calcium, nên thuốc trị áp huyết không còn tác dụng làm hạ áp huyết.

Theo lý thuyết ngũ hành của đông y, đường là chất ngọt đi vào tạng tỳ (lá mía) do đó có chức năng hấp thụ và chuyển hóa chất ngọt của thức ăn vào máu được chuyển vào gan, nếu chức năng chuyển hóa về gan suy yếu thì lượng đường trong máu sẽ tăng cao. Sở dĩ chúng ta biết được điều này khi thử đường ở huyệt Đại Đôn bên chân phải kinh Gan, ở huyệt Ẩn Bạch bên chân trái trên kinh Tỳ, và thử đường trong máu ở tay như bình thường mà tây y vẫn áp dụng sẽ có 3 kết qủa khác nhau :

a-Nếu chức năng hấp thụ và chuyển hóa đường tốt, thì 3 kết qủa sẽ tương đương giống nhau, thí dụ 6.5mmol/l

b-Nếu Tỳ không hấp thụ, chất ngọt sẽ nằm trong máu. thì kết qủa thử đưòng ở tỳ thấp hơn ở trong máu, thí dụ ở tỳ đo được 5.2mmol/l, trong máu 6.5mmol/l.

c-Nếu gan hấp thụ đưòng thì đường trong gan 6.5mmol/l, nếu gan không hấp thụ thì đường trong gan thấp như 3-4.0mmol/l. Giữa những số chênh lệch này, có thể tập khí công để điều chỉnh.

Tạng tỳ thuộc thổ là con của tâm hỏa. Khi chúng ta bị bệnh áp huyết cao có hai nguyên nhân tương quan ngũ hành là mẹ và con. Khi mẹ của tâm hỏa là gan mộc thực, có nghĩa năng lượng của gan khí qúa mạnh bơm máu lên tim nhiều làm áp lực trong tim cao khiến tăng áp huyết.

Thay vì năng lượng của tim qúa mạnh, muốn giải tỏa áp lực, theo nguyên tắc ngũ hành tương sinh thì hỏa sinh thổ, sẽ truyền năng lượng cho tỳ thổ thì áp huyết sẽ giảm.

Nhưng khi tỳ thổ dư thừa năng lượng vì có nhiều đường, nên không nhận thêm năng lượng của tâm hỏa, do đó tâm hỏa không có lối thoát thì áp lực khí huyết không được giải tỏa, nên tình trạng áp huyết cao không có cách nào làm hạ xuống được. Lúc đó, theo ngũ hành tương khắc, hỏa khắc kim, tâm hỏa sẽ làm hại phế kim khiến phổi nóng khô gây ra bệnh khó thở, suyễn nhiệt..

Cách chữa của đông y trong trường hợp này phải điều chỉnh lại Tinh là ăn uống hay thuốc men, Khí là điều chỉnh sự khí hóa của tạng phủ bằng châm cứu hay tập khí công để lập lại quân bình.

2- Áp huyết và chanh (chất chua) :

a-Chất chua vào gan, cho gan tăng năng lượng hàn, mộc sinh hỏa, truyền năng lượng hàn cho tâm hỏa bớt hỏa, cắt năng lượng con của tâm hỏa là tỳ thổ cho yếu đi để nhận năng lượng của mẹ là tâm hỏa giải tỏa bớt áp lực khí cho tâm. Cắt năng lược của tỳ thổ chính là gan mộc truyền năng lượng theo vòng tương khắc để khắc bớt sức mạnh của tỳ thổ.

Khi điều trị bằng thuốc, đông y xem thức ăn hay thuốc uống cũng phải phân chất tính dược theo ngũ hành tương sinh tương khắc để điều chỉnh lại sự quân bình khí hóa cho cơ thể. Như vậy chất đường làm tăng áp huyết thì chua có công dụng làm hạ áp huyết.

b-Để kiểm chứng điều này, nên công thức pha chế nước chanh-đường, lấy tiêu chuẩn vắt 6 trái chanh cho 1 lít nước, mỗi ngày cần uống 3 lít, nhưng lượng đường thay đổi.

Nếu tỷ lệ chua-ngọt bằng nhau, nghĩa là khi uống không cảm thấy chua qúa, không cảm thấy ngọt qúa, thì áp huyết và đường trong cơ thể không thay đổi.

Nếu chua nhiều hơn ngọt, áp huyết xuống và đường trong máu xuống.

Nếu ngọt nhiều hơn chua thì áp huyết lên và đường trong máu lên.

c-Với tỷ lệ chua nhiều hơn ngọt, rất cần cho những người bị bệnh cao áp huyết, thì áp huyết và đường trong máu sẽ xuống.

d-Với tỷ lệ ngọt nhiều hơn chua, rất cần cho người bị bệnh áp huyết thấp và đường thấp, lúc đó áp huyết và đường trong máu sẽ tăng cao.

3- Chanh-đường đối với bệnh thận :

a-Tuy nhiên, nếu bệnh nhân nào có thêm bệnh thuộc chức năng thận như vọp bẻ do uống nhiều nước (khi uống nước chanh đường) cơ thể sẽ có phản ứng khác :

Tỷ lệ chua-ngọt bằng nhau, áp huyết và đường ban đầu cao. Tỷ lệ chua nhiều hơn ngọt, áp huyết xuống thì đường lại tăng cao hơn.

Theo lý luận ngũ hành, chua làm tăng hỏa của tâm, và cắt đường của tỳ trong trường hợp bệnh nhân không có bệnh thuộc thận.

Còn dấu hiệu vọp bẻ là thận dư nước thiếu hỏa giúp thận dương chuyển hóa. Thận dương phải nhờ tâm hỏa chuyển hỏa khí xuống tam tiêu, nhưng trong trường hợp này, chất chua làm giảm thân nhiệt của gan, nên làm giảm thân nhiệt nuôi con là tâm hỏa, nên tâm hỏa không giúp gì cho thận dương được. Lúc đó chức năng gan không đủ nuôi tâm hỏa, nên không thể khắc tỳ thổ, vì thề tỳ thổ vẫn giữ mức đường trong máu cao để giúp tim hoạt động tốt. Muốn được điều hòa chức năng tâm-thận giao hòa, mộc thổ giao hòa, cơ thể cần thêm một chất trợ giúp cho chúng.

Đó là chất vôi (calcium).

4-Áp huyết với chất vôi và bệnh tiểu đường:

Công dụng của chất vôi trong trường hợp này có 4 tác dụng :

Vôi là chất tăng nhiệt cho tâm giao hòa với thận thủy, hút nước, hút đường trong dung dịch, chống loãng máu.

Muốn kiểm chứng xem điều này đúng hay không. Chúng ta thử nghiệm, ngưng uống chanh-đường, và ngưng mọi thứ thuốc. Mỗi ngày đo áp huyết và đường khi bụng đói sẽ thấy áp huyết trung bình 130/85mmHg mạch 75, đường trong máu 9-10.0mmol/l. Áp dụng thử nghiệm mỗi ngày dùng 1 viên Calcium Sandoz sủi bọt tan trong nước, lúc đó đo áp huyết vẫn ổn định, và đường trong máu xuống 5.0-6.0mmol/l.

5-Công dụng của bài tập khí công đối với bệnh nhân có hai bệnh áp huyết cao và đường cao cùng một lúc .

Trong môn tập thể dục khí công, có bài tập Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng tương đương với thuốc trị bệnh áp huyết cao và bệnh tiểu đường, liều lượng cao hay thấp tương đương với số lần tập từ 50 lần đến 200 lần sau mỗi bữa ăn.

Sau một thời gian thử nghiệm trên hàng trăm bệnh nhân được đo áp huyết và đo đường trước khi tập, và sau khi tập để so sánh, mặc dù bệnh nhân đã dùng thuốc trị áp huyết và tiểu đường, môn học khí công đã rút ra được kinh nghiệm sau đây :

a-Trường hợp 1 :

Áp huyết cao, tiểu đường cao, thí dụ như 180/90mmHg mạch 80, đường trong máu đo ở tay 9.0mmol/l, ở gan (đo ở huyệt Đại Đôn chân phải) 6.5mmol/l, ở tỳ (đo ở huyệt Ẩn Bạch chân trái) 7.5mmol/l. Như vậy chức năng gan tỳ vẫn hoạt động tốt, đường trong máu hơi cao nhưng ở gan tỳ còn trong tiêu chuẩn 6.0-8.3mmol/l.

Cho bệnh nhân tập thử 50 lần bài Kéo Ép Gối Thở Ra Làm Mềm Bụng, đo lại áp huyết xuống còn 160/88mmHg mạch 76, đường trong máu còn 7.0mmol/l, trong gan 5.8mmol/l, trong tỳ 6.5mmol/l. Như vậy bệnh nhân này vẫn có thể tăng thêm liều lượng tập đế 200 lần, áp huyết sẽ xuống 130/80mmHg mạct 72,đường trong máu 6.0mmol/l, trong tỳ 5.8mmol/l, trong gan 5.6mmol/l.

b-Trường hợp 2 :

Trước khi tập, áp huyết 170/85mmHg mạch 75, đường trong máu 9.0mmol/l, trong gan 7.5mmol/l, trong tỳ 7.0mmol/l. Sau khi tập 80 lần, áp huyết xuống 150/80mmHg mạch 70, đưòng trong máu 4.5mmol/l, trong tỳ 4.2mmol/l, trong gan 3.8mmol/l. Trường hợp này, nếu tập thêm để làm hạ áp huyết xuống 130 thì lượng đường trong máu và trong gan tỳ sẽ xuống thấp dưới 3.0mmol/l bệnh nhân sẽ bị mệt ngất xỉu, mạch xuống thấp dưới 70 người sẽ lạnh, nếu muốn tập thêm cần phải uống 1 ly nước gừng mật ong cho tăng đường và nhiệt, uống xong tập tiếp thì áp huyết sẽ xuống 130/80mmHg mạch 70, đường trong máu 6.0mmol/l, trong tỳ 5.8mmol/l, trong gan 5.5mmol/l, trong trường hợp này uống thuốc trị tiểu đường là không phù hợp với bệnh.

c-Trường hợp 3 :

Giống như trường hợp 2, lúc chưa tập, nhưng để ý khi châm nặn máu để thử đường, máu không ra, bấm mạnh máu ra đặc mầu nâu đen chứ không đỏ tươi, là bệnh nhân có uống thuốc bổ calcium tri bệnh xương. Trường hợp này bệnh nhân tập đủ 200 lần, áp huyết xuống, mà đường không xuống nhiều, vẫn còn trong vòng an toàn 6.0-8.3mmol/l.

d-Trường hợp 4 :

Áp huyết không cao mấy, chừng 160.80mmHg mạch 70, đường trong máu 10.0mmol/l/m trong tỳ 9.0mmol/l, trong gan 8.0mmol/l lúc chưa tập, nhưng khi châm, máu ra loãng, là bệnh nhân có dùng thuốc làm loãng máu. Chỉ nên cho tập thử 50 lần trước, áp huyết xuống thấp nhanh hơn đường, áp huyết xuống 130/80mmHg mạch 65, đường xuống còn 9.0mmol/l và cơ thể lạnh nên không thể tập đủ 200 lần. Như vậy, muốn áp huyết không xuống thêm khi tập, trường hợp này bệnh nhân cần uống Calcium Sandoz để cho máu đặc lại mới có thể tập để không bị hạ áp huyết mà chỉ hạ đường, sau khi tập 200 lần đường trong máu xuống 6.0mmol/l, trong tỳ xuống 5.8mmol/l, trong gan 5.4mmol/l, áp huyết giữ ở mức ổn định 125-128/80mmHg mạch tăng lên trở lại bình thường 70.

Bài viết này muốn nhắc nhở những người có bệnh tiểu đường, áp huyết cao, vọp bẻ do thiếu calcium nên lưu ý khi dùng thuốc chữa bệnh cao áp, tiểu đường, và thuốc calcium không hợp lý sẽ dẫn đến hậu qủa gây ra phản ứng phụ không cần thiết làm mất sự quân bình âm dương khí hóa tự nhiên của cơ thể, phá hỏng chức năng của hệ miễm nhiễm tự động.

Muốn biết kết qủa khi dùng bất kỳ một loại thuốc chữa bệnh, đều kiểm chứng bằng máy đo áp huyết và máy đo đường trước và sau khi dùng thuốc để tránh sự tương phản của thuốc.


doducngoc

Nguồn tin: Thầy Đỗ Đức Ngọc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây