Cách chữa ĐAU MẮT ĐỎ theo Đông Y

Đông y gọi đau mắt đỏ là “Xích nhãn” hay “Hoả nhãn”. Khi mắc phải, người bệnh thường có triệu chứng: mắt đỏ, sung huyết, chảy nước mắt, nhiều dử, mắt cộm, khó mở, sợ ánh sáng, có thể bị một mắt rồi lây sang mắt thứ hai hoặc đồng thời cả hai mắt đều bị, một số trường hợp thị lực suy giảm làm mắt mờ, khả năng nhìn kém.
Đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ
Nguyên nhân sinh bệnh đau mắt đỏ chủ yếu do kinh can phong nhiệt gây nên, bệnh mang tính truyền nhiễm lây lan thành dịch rất nhanh trong gia đình và cộng đồng ảnh hưởng tới sinh hoạt, học tập và công tác. Để ngăn chặn bệnh lây nhiễm, trước hết cần chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ, hạn chế sự tiếp xúc với người bệnh.

Dưới đây là những phương pháp chữa đau mắt đỏ theo đông y có hiệu quả tốt để mọi người áp dụng.


I. Chữa theo huyệt

1. Huyệt Nhĩ Tiêm

Huyệt đạo này nằm trên đỉnh tai, ở phần chóp của loa tai. Để xác định đúng huyệt đạo, tiến hành gấp vành tai về phía trước, điểm cao nhất nằm ở chóp nhọn của hai nửa vành tai khi gấp vào chính là huyệt đạo Nhĩ Tiêm.
chich nan mau huyet nhi tiem
Chích nặn máu huyệt Nhĩ Tiêm

Huyệt đạo Nhĩ Tiêm được biết đến với những tác dụng chữa bệnh về mắt như đau mắt đỏ, đau mắt hột, mộng thịt ở mắt, viêm kết mạc, mắt có nhiều màng. Ngoài ra huyệt đạo này còn giúp trị chứng sốt cao.

Kỹ thuật châm cứu Nhĩ Tiêm như sau:
  • Cố định phần vành tai đã gập lại về phía trước để xác định đúng vị trí của huyệt.
  • Thực hiện sát trùng, khử khuẩn tại vị trí huyệt đạo này theo đúng kỹ thuật.
  • Dùng bút lấy máu thử đường huyết để vạch số 3,5 chích nặn ra 1-2 giọt máu. 
  • Nếu không có bút thử tiểu đường thì lấy kim châm sát trùng cẩn thận châm vào huyệt này theo phương thẳng, độ sâu chừng 1mm (Lưu ý rằng không tiến hành châm sâu vào sụn vành tai).
  • Tiến hành sát trùng vô khuẩn lại vị trí huyệt Nhĩ Tiêm vừa chích.
  • Cần chích nặn máu cả 2 tai
2ed8c1311566f80ad946b60e0ea9eec3
Bút chích lấy máu thử đường huyết
 

2, Huyệt Đại Cốt Không, Tiểu Cốt Không

- Huyệt Đại Cốt Không ở ngón tay cái, nơi chỗ hõm giữa lưng hai xương ngón tay cái, nên gọi là Đại cốt không.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Đại Cốt Không: Các loại bệnh thuộc mắt, thổ tả, chảy máu cam.
huyet dai cot khong 1
Huyệt Đại Cốt Không

- Huyệt Tiểu Cốt Không nằm ở lưng ngón tay út, giữa lỗ hỏm của xương ngón tay nên gọi là Tiểu cốt-không.
Tác dụng trị của huyệt Tiểu Cốt không: Bệnh mắt như đau mắt, loét mắt, chảy nước mắt, đau họng, đau khớp ngón tay.
huyet tieu cot khong
Huyệt Tiểu Cốt Không

Ở hai huyệt này chúng ta dùng cục nước đá chườm vào đó 5-10 phút thì cũng có hiệu quả chữa đau mắt đỏ rất nhanh.


II. Sử dụng các bài thuốc

Nếu chúng ta không chữa được bằng huyệt thì chúng ta sử dụng các loại cây thuốc để chữa cũng rất hiệu quả.

1, Rau diếp cá

Rau diếp cá có tính kháng sinh rất là mạnh, nó chuyên chữa những bệnh về phổi, các bệnh nhiễm trùng, tiểu rắt, tiểu buốt, trị mụn…

Chúng ta lấy 50-100g diếp cá tươi, rửa sạch, giã nát hoặc cho vào máy xay sinh tố, lọc lấy nước uống còn bã (bã đừng vắt kiệt nước quá) quấn vào gạc rồi băng vào mắt, mỗi lần băng 15-30 phút, ngày làm vài lần như vậy chúng ta sẽ cảm thấy dễ chịu ngay.

Nếu cẩn thận hơn cũng có thể lấy diếp cá rửa sạch hấp cách thủy 5 phút rồi mang ra để nguội, cho vào gạc và băng vào mắt rồi nằm nghỉ.
Thì sau khi 15-30 phút sau chúng ta thấy dễ chịu hẳn.

2, Các loại nước giải độc cơ thể

Ngoài rau diếp cá ra chúng ta có thể uống các loại nước giải độc cơ thể như: 
  • Đậu xanh cả vỏ
  • Nước mía – nước mía rất là mát và bổ dưỡng
  • Đậu xanh nấu với cam thảo uống hàng ngày
  • Cỏ nhọ nồi giã lấy nước hoặc đun lên uống – Cỏ nhọ nồi có tính làm mát máu, giải độc


Nguyên tắc cần lưu ý

Ngoài việc tìm hiểu cách điều trị bệnh, các bạn nên áp dụng các nguyên tắc sau để bệnh chóng khỏi hơn, đồng thời tránh lây lan cho người khác:
  • Vệ sinh mắt đau sạch sẽ hàng ngày bằng nước muối sinh lý, kiểm soát tình hình lây lan đau mắt đỏ.
  • Rửa tay kỹ và thường xuyên với nước ấm trước và sau khi vệ sinh mắt.
  • Hạn chế ngủ chung giường với người khác trong thời gian bị bệnh tránh lây lan cho các thành viên trong gia đình.
  • Giặt ga giường, vỏ gối, khăn tắm của bệnh nhân trong nước tẩy và ấm.
  • Không dùng chung các vật dụng như khăn mặt, chậu rửa với các thành viên khác trong gia đình.
  • Nếu trẻ bị bệnh đau mắt đỏ thì nên cho bé nghỉ ngơi ở nhà, không đưa đến nhà trẻ trường học hoặc nơi đông người trong thời gian bị bệnh.

Trên đây là những phương pháp chữa đau mắt đỏ rất đơn giản để áp dụng nhưng rất hiệu quả, trong thời gian ngắn là khỏi bệnh đau mắt đỏ. Hi vọng những kiến thức trên đây sẽ giúp ích cho các bạn trong việc đối phó với bệnh đau mắt đỏ khi gặp phải!

Tác giả bài viết: Đông Y Khí Công

Nguồn tin: Tổng hợp + Thầy Vương Văn Liêu

Tổng số điểm của bài viết là: 14 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 4.7 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây