Bệnh Nan Y-9: Đau cứng cổ gáy hơn 1 năm. Đầu hơi lệch bên trái

Nữ bệnh nhân khai : Đau cứng cổ gáy hơn 1 năm. Đầu hơi lệch bên trái

KINH NGHIỆM CHỮA BỆNH NAN Y MỖI NGÀY

Những bài viết trong mục này là kinh nghiệm :

– Khám Bệnh bằng máy đo áp huyết,

– Định Bệnh theo ngũ hành,

– và Chữa Bệnh theo Tinh-Khí-Thần, ngay tại chỗ.

Bệnh nhân được hướng dẫn chữa tùy theo bệnh áp dụng Khí hay Thần trước, sau mới đến phần hướng dẫn Tinh để bệnh nhân áp dụng ở nhà.

Hy vọng những bài viết này sẽ giúp ích nhiều cho những thầy thuốc đang thực tập thu được nhiều kết qủa trong lâm sàng.

Thân
doducngoc

o O o

Bài 9 :

Nữ bệnh nhân khai : Đau cứng cổ gáy hơn 1 năm. Đầu hơi lệch bên trái

Cách Khám Bệnh :

Đo áp huyết tay trái 123/73mmHg mạch 82, tay phải 132/73mmHg mạch 87.

Vọng : Đầu hơi lệch bên trái, môi khô.

Văn : Hơi thở yếu, ngắn.

Vấn : Có phải cô đau cứng cổ gáy bên phải. Bệnh nhân hỏi lại, làm sao thầy biết. Tôi trả lời do số đo áp huyết bên phải cao hơn. Thật ra cô là người thiếu cả khí lẫn huyết, áp huyết thực bị thấp, còn áp huyết này là áp huyết giả chỉ đánh lừa được tây y.

Thiết : Da chân tay lạnh, người nóng nên môi khô.

Cách Định Bệnh :

Nguyên nhân ăn không tiêu, chức năng tỳ vị không đủ khí để chuyển hóa, vị thổ hư không nuôi phế kim, người lạnh, nhưng môi khô, là âm hư nội nhiệt, hàn giả nhiệt.

Cách Chữa Bệnh:theo Tinh-Khí-Thần:

Khí : (Chữa tại chỗ)

1-Điều chỉnh trung tiêu, bệnh nhân nằm, vuốt từ Cưu Vĩ xuống Thần Khuyết 6 lần chuyển âm ra dương, huyết ra khí.

2-Điều chỉnh áp huyết bằng huyệt Trung Quản để làm hạ áp lực khí ở đầu cổ gáy xuống. Vừa bấm huyệt vừa đo áp huyết 2 tay, áp huyết xuống, tay trái 106/67mmHg mạch 59, tay phải 111/74mmHg mạch 60. Theo khí công, mạch dưới 65 là hàn, áp huyết dưới 110 là thiếu máu.

3-Hướng dẫn bệnh nhân tập khí công làm tăng áp huyết, bài Đứng Hát Kéo Gối Lên Ngực 20 lần. Cúi Ngửa 4 Nhịp đưa khí huyết lên nuôi não 10 lần. .Sau khi tập đo lại áp huyết tay trái lên 120/88mmHg mạch 80, tay phải lên 122/86mmHg mạch 79.

4-Tập bài Vỗ Tay 4 Nhịp 200 lần, tăng cường khí huyết tâm phế, thông khí huyết ra cổ gáy vai, tay, bàn tay, chú ý đến cúi cổ, ngửa cổ trong khi tập.

5-Day bổ huyệt Phong Trì hai bên cổ gáy, và huyệt Đại Chùy làm thông khí huyết, mền gân cổ để cúi ngửa và quay vai sang trái sang phải dễ dàng.

6-Bảo bệnh nhân cúi ngửa, quay cổ sang trái sang phải, cử động mọi hướng để tìm xem còn điểm nào đau hay cứng, bệnh nhân dùng 1 ngón tay chỉ đúng vào A-thị-huyệt, lấy kim châm tiểu đường châm vào đó, nặn ra máu đen bầm do máu nơi đó bị ứ tắc không tuần hoàn, châm từ điểm đau này đến điểm đau khác cho đến khi bệnh nhân không còn tìm thấy điểm đau cứng nào thì khỏi bệnh. Tuy nhiên muốn duy trì cho khí huyết lưu thông đều cần phải tập ở nhà các bài tập khí công đã hướng dẫn ở trên, mỗi ngày 2 lần.

7-Day Hà Đồ Lạc Thư 2 để chữa đau đầu, cổ, gáy, vai. Dặn bệnh nhân về nhà nhờ người khác day Hà Đồ Lạc Thư giùm, mỗi ngày 2 lần, cho đến khi quay đầu cổ gáy vai dễ dàng là khỏi bệnh.

Thần :

Hướng dẫn bệnh nhân tập thở Đan Điền Thần 10 phút.

Tinh :

Dặn bệnh nhân mỗi ngày tự đo áp huyết, nếu áp huyết hai tay xuống thấp hơn tiêu chuẩn so với lứa tuổi của mình, thì phải dùng thuốc bổ máu, có thể dùng thuốc tây như Acti-B12 mỗi sáng bụng đói uống 1 ống, hay dùng sirop bổ máu Đương Quy Tửu (Tankwe-Gin) mua ở tiệm thuốc bắc, pha 2 muỗng canh sirop với 1 ly nước nóng, khuấy đều, uống trưóc bữa ăn 15 phút.

Nguồn tin: Thầy Đỗ Đức Ngọc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây